Ngư Dân Ninh Thuận Được Mùa Tôm Hùm Giống

Mùa tôm hùm giống bắt đầu từ tháng chạp năm trước đến tháng tư âm lịch năm sau. Năm nay, tôm hùm giống xuất hiện dày, ngư dân hành nghề bắt tôm hùm giống trong tỉnh Ninh Thuận có thu nhập khá.
Anh Phạm Văn Hùng, ở thôn Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, Ninh Hải), cho biết: Nếu như năm ngoái, đầu vụ tôm hùm giống xuất hiện nhiều, sau đó giảm dần, thì năm nay ngược lại. Sau Tết Nguyên đán, tôm hùm giống vào bờ ít, mỗi đêm ghe nào trúng chỉ được mươi con.
Tuy nhiên, nhờ giá cao, loại tôm hùm sao 300.000 đồng/con; tôm hùm xanh 150.000 đồng/con nên ngư dân có thu nhập khá. Từ cuối tháng 2 âm lịch đến nay, tôm xuất hiện ngày càng nhiều, có ghe mỗi đêm bắt được 40-50 con. Mặc dù giá tôm giảm xuống còn 200.000 đồng/con, nhưng nhờ số lượng nhiều nên ngư dân vẫn có thu nhập cao.
Ngư dân huyện Thuận Nam cũng có niềm vui tương tự. Ông Ngô Thành, ở thôn Lạc Sơn 1, xã Cà Ná, cho biết: Trong thôn có khoảng 300 hộ làm nghề đi lộng, kết hợp bắt tôm hùm giống. Năm nay, con nước thay đổi, tôm nhiều. Nghề bắt tôm hùm giống hiện nay có bước cải tiến, ngoài sử dụng lưới giũ, vụ này ngư dân chú trọng dùng lưới mành kết hợp cột cây khoan lỗ “dụ” tôm con vào trú ẩn.
Toàn tỉnh có 2 khu vực nuôi tôm hùm chính là vịnh Vĩnh Hy và vịnh Phan Rang; trong đó, tập trung nhiều nhất ở Vĩnh Hy, 70 lồng. Theo ngành Thủy sản, khu vực vịnh Vĩnh Hy có thể phát triển lên 200 lồng nuôi, tuy nhiên do giống tôm hùm hiện nay hoàn toàn phục thuộc vào tự nhiên, nên hộ nuôi khó chủ động mở rộng diện tích. Năm nay trúng mùa tôm hùm giống góp phần nâng cao thu nhập cho ngư dân, vừa cung cấp nguồn giống dồi dào cho các hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Bà Sheela Thomas, Chủ tịch Ủy ban Cao su Ấn Độ, cho biết sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ ước đạt 85.000 tấn trong niên vụ 2013-2014.

Sau hơn 4 năm kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, diện tích cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP vẫn còn rất khiếm tốn, 65 tiêu chí kiểm soát bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sản xuất trong khi giá bán sản phẩm không cao hơn khiến nông dân không mặn mà với quy trình này.

Việc người dân ồ ạt phá rừng phòng hộ ven biển để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường bị phá hủy. Người dân đầu tư quá lớn, nếu thương lái giở trò thì trắng tay…

Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.

Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng qua, kiểm tra lấy mẫu 832 mẫu thủy sản nuôi, chỉ phát hiện 4 mẫu thủy sản có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam bộ, giảm so với năm 2013.