Ngư Dân Ninh Thuận Được Mùa Tôm Hùm Giống

Mùa tôm hùm giống bắt đầu từ tháng chạp năm trước đến tháng tư âm lịch năm sau. Năm nay, tôm hùm giống xuất hiện dày, ngư dân hành nghề bắt tôm hùm giống trong tỉnh Ninh Thuận có thu nhập khá.
Anh Phạm Văn Hùng, ở thôn Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, Ninh Hải), cho biết: Nếu như năm ngoái, đầu vụ tôm hùm giống xuất hiện nhiều, sau đó giảm dần, thì năm nay ngược lại. Sau Tết Nguyên đán, tôm hùm giống vào bờ ít, mỗi đêm ghe nào trúng chỉ được mươi con.
Tuy nhiên, nhờ giá cao, loại tôm hùm sao 300.000 đồng/con; tôm hùm xanh 150.000 đồng/con nên ngư dân có thu nhập khá. Từ cuối tháng 2 âm lịch đến nay, tôm xuất hiện ngày càng nhiều, có ghe mỗi đêm bắt được 40-50 con. Mặc dù giá tôm giảm xuống còn 200.000 đồng/con, nhưng nhờ số lượng nhiều nên ngư dân vẫn có thu nhập cao.
Ngư dân huyện Thuận Nam cũng có niềm vui tương tự. Ông Ngô Thành, ở thôn Lạc Sơn 1, xã Cà Ná, cho biết: Trong thôn có khoảng 300 hộ làm nghề đi lộng, kết hợp bắt tôm hùm giống. Năm nay, con nước thay đổi, tôm nhiều. Nghề bắt tôm hùm giống hiện nay có bước cải tiến, ngoài sử dụng lưới giũ, vụ này ngư dân chú trọng dùng lưới mành kết hợp cột cây khoan lỗ “dụ” tôm con vào trú ẩn.
Toàn tỉnh có 2 khu vực nuôi tôm hùm chính là vịnh Vĩnh Hy và vịnh Phan Rang; trong đó, tập trung nhiều nhất ở Vĩnh Hy, 70 lồng. Theo ngành Thủy sản, khu vực vịnh Vĩnh Hy có thể phát triển lên 200 lồng nuôi, tuy nhiên do giống tôm hùm hiện nay hoàn toàn phục thuộc vào tự nhiên, nên hộ nuôi khó chủ động mở rộng diện tích. Năm nay trúng mùa tôm hùm giống góp phần nâng cao thu nhập cho ngư dân, vừa cung cấp nguồn giống dồi dào cho các hộ nuôi.
Related news

Những năm gần đây, giá các loại nông sản luôn biến động. Một số nông dân chuyển đổi sản xuất theo cách mới - độc - lạ. Một trong số đó là trồng cà phê kết hợp nuôi chồn. Hướng làm ăn mới này đã tạo ra sản phẩm cà phê chồn nổi tiếng. Và cách làm của gia đình anh Trương Văn Hướng ở thôn Sơn Lang, xã Phú Sơn (Bù Đăng - Bình Phước) hứa hẹn nhiều thành quả.
Cho heo nghe nhạc và ngủ ngày ăn đêm là phương pháp chăn nuôi độc đáo đem lại doanh thu tiền tỷ cho ông Phạm Hoàng Sơn (Ba Sơn), chủ trang trại chăn nuôi Ba Sơn ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Lợi Đức (xã Lương An Trà, Tri Tôn, An Giang) là một trong số những người đi đầu thực hiện trang trại nuôi bò giống trên đệm lót sinh học. Đây là mô hình nuôi bò với quy mô lớn, mở ra hướng đi bền vững cho việc chăn nuôi tập trung..

Thời tiết nắng nóng kéo dài trong mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (GSGC) phát sinh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Hiện nay, Chi cục Thú y tỉnh Bình Định đã tăng cường các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Mặc dù đang giữa mùa khô hạn, nhưng gia đình ông Hùng Do ở thôn Văn Lâm 3 (xã Phước Nam, Thuận Nam, Ninh Thuận) vẫn chủ động được nguồn thức ăn cho đàn gia súc nhờ trồng bắp và đậu xanh.