Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Mong Sớm Tiếp Cận Vốn Vay Nghị Định 67

Ngư Dân Mong Sớm Tiếp Cận Vốn Vay Nghị Định 67
Ngày đăng: 22/09/2014

Sự ra đời của Nghị định số 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ không chỉ làm nức lòng bà con ngư dân, mà đây thật sự là cú huých để ngành thủy sản phát triển. Tuy nhiên, nhiều ngư dân vẫn còn băn khoăn liệu mình có nằm trong diện được tiếp cận nguồn vốn này.

Nghị định 67 của Chính phủ về “Một số chính sách phát triển thủy sản” vừa có hiệu lực từ ngày 25.8.2014. Theo đó, để triển khai Nghị định 67, từ nay đến năm 2016, tỉnh Quảng Ngãi sẽ đóng mới gần 189 tàu (72 tàu vỏ gỗ và 117 tàu vỏ thép) khai thác và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 1.600 tỷ đồng. Trong tháng 9.2014 này, UBND tỉnh sẽ phê duyệt danh sách đối tượng đủ điều kiện tham gia đóng mới, nâng cấp tàu thuyền để các ngân hàng thương mại xem xét cho vay theo quy định.

Ngư dân băn khoăn

Việc chỉ có 189 tàu được đóng mới, nghĩa là chỉ có 189 đối tượng sẽ được xem xét để được vay đóng mới tàu. Đây chính là băn khoăn của không ít ngư dân, bởi không ít ngư dân mong muốn được tiếp cận nguồn vốn để đóng mới tàu thuyền vươn khơi xa.

Ngư dân Bùi Thanh Nghĩa, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn cho biết, Nghị định 67 của Chính phủ ra đời  tạo điều kiện cho ngư dân chúng tôi có điều kiện nâng cấp, đóng mới tàu thuyền với lãi suất thấp để vươn khơi bám biển dài ngày, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Tuy nhiên, cái lo nhất của ngư dân hiện nay là liệu có được "lọt" vào danh sách ngư dân được vay vốn, bởi hiện nay số ngư dân của Quảng Ngãi mong muốn được vay vốn là rất nhiều. Quảng Ngãi là tỉnh có số lượng tàu thuyền nhiều nhất nước, vì vậy, nhà nước nên "ưu tiên" thêm số lượng tàu được vay vốn.

Còn ngư dân Nguyễn Cu, ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ cho biết, qua xem xét các điều kiện để vay theo Nghị định 67 của Chính phủ, tôi có ý định vay vốn để đóng tàu vỏ sắt. Nói thì nói vậy, nhưng không biết là mình có sớm được vay vốn đóng tàu hay không, bởi hiện có hàng trăm ngư dân đủ tiêu chí để được vay vốn như mình.

Một trăn trở nữa là từ trước đến nay như dân mình phần lớn là tàu vỏ gỗ, các cơ sở đóng sửa tàu vỏ gỗ cũng khá nhiều. Giờ đóng tàu vỏ sắt, khi bị hư hỏng hoặc cần sửa chữa thì phải ra cơ sở đóng tàu vỏ sắt để sửa chữa, điều này gây khó khăn và tốn kém cho ngư dân.

Nhiều ngư dân cũng cho rằng, hiện nay đối tượng cho vay chủ yếu là các chủ tàu, hoạt động nghề cá ổn định, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể... Trong khi đó rất nhiều ngư dân chẳng hạn như thuyền trưởng có năng lực đánh bắt rất tốt, nhưng do thiếu vốn nên từ trước đến nay chỉ đi làm thuê cho các chủ tàu. Giờ không biết có được tiếp cận nguồn vốn theo Nghị định 67 hay không?

Ngân hàng và đơn vị đóng tàu cùng vào cuộc

Để triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về “Một số chính sách phát triển thủy sản”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ định 5 ngân hàng thương mại Nhà nước trích 14.000 tỷ đồng để cho ngư dân vay. Theo đó, Agribank sẽ trích 5.000 tỷ đồng, BIDV 3.000 tỷ đồng, VietinBank 3.000 tỷ đồng, MHB 2.000 tỷ đồng, Vietcombank 1.000 tỷ đồng.

Tại Quảng Ngãi, BIDV là đơn vị tiên phong triển khai hướng dẫn chương trình tín dụng phát triển thủy sản theo Nghị định 67 của Chính phủ cho ngư dân trong tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc BIDV Quảng Ngãi cho biết, hiện không phải ngư dân nào cũng hiểu để tiếp cận với vốn vay. Chính vì vậy, BIDV Quảng Ngãi đã triển khai hướng dẫn để ngư dân và các đối tượng được vay hiểu và sớm được tiếp cận nguồn vốn.

Ngoài những đối tượng là chủ tàu thì những thuyền trưởng giỏi, biết cách tổ chức thực hiện chuyến biển thành công, đủ điều kiện đối ứng vốn, sẽ được xem xét cho vay tiền để đóng tàu vỏ thép.

Không chỉ có ngân hàng vào cuộc để hướng dẫn ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay, mà nhiều doanh nghiệp đóng tàu cũng đã vào cuộc để hướng dẫn, giới thiệu cho ngư dân các mô hình tàu sắt, tàu bằng vật liệu composite...

Mới đây, Công ty TNHH tư vấn và đóng tàu Việt - Nhật và Công ty Yanmar (Nhật Bản) cũng đã giới thiệu mẫu tàu cá đánh bắt xa bờ bằng vật liệu composite. Theo đó, mẫu tàu mà hai đơn vị này giới thiệu là tàu vật liệu composite dài 18m, rộng 4,6m, công suất 350CV, tốc độ tối đa 12,5 hải lý/giờ, có thể hoạt động trong điều kiện gió cấp 7, cấp 8. Trên tàu trang bị các thiết bị hàng hải, thiết bị đánh bắt hiện đại, có hầm chứa tổng cộng được từ 3 - 4 tấn hải sản được thiết kế giữ nhiệt, bảo quản lạnh tốt... Tổng trị giá tàu là 7,8 tỉ đồng.

Theo Công ty TNHH tư vấn và đóng tàu Việt - Nhật, ưu điểm của tàu cá vỏ composite là không chỉ câu cá ngừ đại dương mà còn hành nghề chụp mực và lưới rê, quá trình hoạt động với vận tốc 10 hải lý/giờ chỉ tiêu hao nhiên liệu khoảng 25 lít/giờ, tuổi thọ của tàu 30 - 40 năm.

Theo nhiều ngư dân thì tàu composite là tàu tương đối mới với ngư dân Quảng Ngãi. Tàu này có rất nhiều ưu điểm so với tàu gỗ và tàu sắt, tuy nhiên vốn đầu tư cao, vì vậy thời gian thu hồi vốn lâu. Tuy nhiên, tuổi thọ tàu tới hơn 30 năm, tiêu hao nhiên liệu ít, đây cũng là yếu tố để ngư dân xem xét.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi về tình hình triển khai thực hiện Nghị định 67 và Quyết định số 48 của Thủ tướng Chính phủ về đóng mới tàu và hỗ trợ nhiên liệu tàu cá đánh bắt vùng biển xa.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết, trong tháng 9 này, Bộ NN-PTNT sẽ ban hành 21 mẫu tàu cho ngư dân lựa chọn. Thứ trưởng cũng đề nghị Quảng Ngãi cần sớm phê duyệt kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo để chính sách được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Tôm Hùm Đạt Thấp Sản Lượng Tôm Hùm Đạt Thấp

Hơn 10 ngày qua, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) tăng nhẹ trở lại. Hiện tôm loại 1 có giá hơn 1,7 triệu đồng/kg, tôm loại 2 và loại 3 giá từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/kg, cao hơn 200.000 đồng so với trước đây 2 tuần.

25/09/2013
Diện Tích Mía Tím Tăng Hơn 300 Ha Ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) Diện Tích Mía Tím Tăng Hơn 300 Ha Ở Khánh Sơn (Khánh Hòa)

Niên vụ 2012 - 2013, tổng diện tích mía tím trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) tăng hơn 300 ha. Nếu như trước đây, mía tím chỉ được trồng ở những khu vực đất đai màu mỡ, gần nguồn nước như: xã Sơn Hiệp, Ba Cụm Bắc, thị trấn Tô Hạp... thì hiện nay, cây mía tím đã được trồng ở một số khu vực có điều kiện sản xuất không thuận lợi như xã Ba Cụm Nam.

27/03/2013
Công Điện Ứng Phó Bão Số 10 Công Điện Ứng Phó Bão Số 10

Sáng nay (28/9), Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương và UBQG Tìm kiếm cứu nạn vừa ra công điện số 70 gửi các tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng bão số 10 là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

29/09/2013
Xu Thế Phát Triển Tất Yếu Của Nông Nghiệp Hiện Đại Xu Thế Phát Triển Tất Yếu Của Nông Nghiệp Hiện Đại

Thực tiễn sản xuất đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách cần có tư duy mới, cách tiếp cận hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp… Mô hình liên kết mới thật sự đạt được mục tiêu như mong muốn: hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, để người nông dân không bị thiệt.

29/09/2013
Đa Dạng Mô Hình Nuôi Thủy Sản Ở Rạng Đông (Nam Định) Đa Dạng Mô Hình Nuôi Thủy Sản Ở Rạng Đông (Nam Định)

Nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động của địa phương, những năm qua Đảng ủy, UBND Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản. UBND thị trấn đã rà soát thực địa, xây dựng quy hoạch phát triển vùng nuôi. Hằng năm, thị trấn tổ chức từ 8 - 10 lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản cho hàng trăm lượt hộ dân

28/03/2013