Ngư Dân Được Vay Vốn Đóng Tàu Lãi Suất 1 - 3%/ Năm Từ 25.8

Đó là quy định tại Thông tư 22/2014/TT-NHNN hướng dẫn chính sách tín dụng hỗ trợ lĩnh vực thủy sản, do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 15.8.
Theo đó, ngư dân đặt hàng đóng mới có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên; nâng cấp tàu cũ có công suất trên 400 CV để khai thác và cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ sẽ được tiếp cận với nguồn tín dụng lãi suất rẻ. Các đối tượng sẽ được vay tối đa từ 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu với thời hạn vay là 11 năm.
Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, phương thức và thủ tục cho vay thuận tiện, phù hợp. Đặc biệt, ngư dân chỉ phải trả lãi suất từ 1 - 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp.
Related news

Ngày 31/7, Chi cục Thuỷ sản đã tổ chức thả giống hỗ trợ cho các hộ thực hiện Dự án "Xây dựng mô hình chuyển đổi diện tích vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản năm 2015" tại xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Đây là năm thứ hai liên tiếp, nhiều người nuôi ốc hương trong đìa ở các xã Xuân Phương, Xuân Cảnh (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) thu tiền tỉ.

Thời gian qua, phong trào nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi (Cà Mau) không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 2010, toàn huyện chỉ có khoảng 1.000 ha, thì tính đến cuối tháng 6/2015, diện tích đã nâng lên hơn 2.880 ha, năng suất bình quân đạt từ 5 - 7 tấn/ha/vụ.

Tại hội nghị bàn giải pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra tổ chức ngày 30-7 ở TP Cần Thơ, TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra, cho rằng cá tra ban đầu chủ yếu được tiêu thụ nội địa nhưng kể từ những năm 2000 đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Khoảng một tuần trở lại đây, ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ khu vực biển Khánh Hải – Nhơn Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) “trúng mùa” ruốc. Sản lượng đánh bắt mỗi ngày ước đạt hàng chục tấn.