Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Bình Thuận Trúng Đậm Mùa Cá Cơm Đầu Năm

Ngư Dân Bình Thuận Trúng Đậm Mùa Cá Cơm Đầu Năm
Ngày đăng: 08/03/2014

Từ đầu tháng 2/2014 đến nay, ngư dân Bình Thuận đã đánh bắt được mùa cá cơm bội thu. Sau mỗi chuyến đi biển, thuyền khai thác ít nhất cũng được 2-3 tấn cá, thuyền nhiều hơn lên đến cả chục tấn.

Tại các bến cảng tấp nập tàu thuyền cập bến, trên bờ tấp nập kẻ bán người mua và lao động sơ chế cá. Chỉ tính riêng lực lượng lao động trên bờ có hôm cũng lên đến hàng trăm người, trong đó chủ yếu là phụ nữ tham gia gánh cá và sơ chế cá cho các cơ sở chế biến.

Bình Thuận có hai cảng chính là cảng Phan Thiết và La Gi. Hàng ngày có khoảng vài chục thuyền chở theo hàng trăm tấn cá cơm cập cảng. Theo các thương lái, giá cá cơm hiện từ 15.000-18.000 đồng/kg; trung bình mỗi chuyến đi biển các tàu thu nhập khoảng 80 triệu đồng.

Theo các ngư dân địa phương, cá cơm sau khi khai thác được bảo quản bằng muối hột và nước đá, bỏ vào khoang tàu cho đến khi tàu cập bến, thường khoảng 10 ngày, có khi lâu hơn vì khai thác trúng luồng cá. Với những tàu loại nhỏ, khai thác gần bờ thì mang sản phẩm vào bờ trong ngày.

Sau đó, cá cơm được chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng này chở vào nhà xưởng, qua vài công đoạn làm sạch, cá được mang vào lò hấp sau đó phơi khô (nếu trời nắng tốt) hoặc chuyển qua lò sấy (thời tiết xấu) để sơ chế.

Không chỉ dân khai thác hồ hởi mà ngay cả những người lao động nhàn rỗi cũng có thêm nguồn thu ổn định vào thời điểm cá cơm trúng đậm. Nghề hấp và phơi cá cơm tại Phan Thiết cũng sôi động hẳn, nhiều thương lái đến thu mua để xuất khẩu đi các nước.

Theo đánh giá, chất lượng cá cơm Phan Thiết đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhiều nước.


Có thể bạn quan tâm

Người đi đầu trong làm lúa sạch Người đi đầu trong làm lúa sạch

Ông Võ Tấn Kìa, ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng lúa theo quy trình an toàn để cho ra gạo sạch. Ông Kìa bắt đầu tham gia làm lúa sạch từ tháng 9-2011, khi ấy theo hướng dẫn của Th.S Trần Thị Phương Chi, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, ông đã mạnh dạn rủ một số bà con trong ấp cùng làm thí điểm lúa sạch.

30/07/2015
Giá nhãn tăng Giá nhãn tăng

Do nhu cầu tiêu thụ lớn, lại đang trong thời điểm nghịch vụ nên giá nhãn tại huyện Châu Thành đang ở mức cao. Hiện giá thu mua tại các nhà vườn cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với những tháng trước. Giá nhãn tăng mang lại nhiều niềm vui cho nhà vườn sau thời gian dài nhãn bị dịch bệnh hoành hành.

30/07/2015
Diện tích sản xuất nông nghiệp gắn với bao tiêu sản phẩm ngày càng tăng Diện tích sản xuất nông nghiệp gắn với bao tiêu sản phẩm ngày càng tăng

Diện tích sản xuất lúa trên địa bàn xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh) gắn với bao tiêu sản phẩm tăng dần theo hàng năm, từ đó đã từng bước giải bài toán đầu ra của nông sản và góp phần tăng thu nhập cho người dân.

30/07/2015
Nuôi trồng thủy sản nỗ lực vượt khó Nuôi trồng thủy sản nỗ lực vượt khó

6 tháng đầu năm 2015, nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân trên địa bàn cả nước gặp khó khăn do giá cả lên xuống thất thường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu giảm mạnh, thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho phát triển thủy sản.

30/07/2015
Phập phồng trước mùa tôm Phập phồng trước mùa tôm

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 658 ha nuôi chuyên tôm, sản lượng bình quân 7.600 tấn. Nuôi được tôm đã khó, để bán được sản phẩm, ngư dân cũng phải mướt mồ hôi.

30/07/2015