Trang chủ / /

Ngô Lai Đơn HN-45

Ngô Lai Đơn HN-45
Ngày đăng: 31/07/2013

Giống ngô lai đơn chín sớm HN-45 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương chọn tạo. Là giống ngô lai đơn chín sớm nhất ở Việt Nam hiện nay (so với giống ngô của Việt Nam và các công ty giống nước ngoài tại Việt Nam).

Thời gian sinh trưởng từ 85-112 ngày tùy thời vụ và vùng sinh thái khác nhau. Giống có tiềm năng năng suất 10 tấn hạt/ha, có thể trồng 3 vụ/năm, năng suất ổn định. Hạt ngô có chất lượng tốt, màu da cam, dạng bán đá, lõi bắp nhỏ, chiều dài bắp từ 18-20cm, số hàng hạt từ 12-16 hàng, tỷ lệ hạt/bắp đạt 78-81%. Ngô HN-45 chống chịu khá với bệnh khô vằn, thối thân, đốm lá, gỉ sắt, sâu đục thân.

Bộ lá thoáng, xanh đậm, xanh bền tận gốc, khi thu hoạch lá vẫn khá xanh có thể làm thức ăn cho gia súc. Giống có đặc điểm tung phấn phun râu cùng một lúc, đây là đặc điểm quý về tính chịu hạn. Chịu hạn và chịu nước khá, dễ tính, phổ thích nghi khá rộng, HN-45 có độ đồng đều rất cao và hội tụ được rất nhiều đặc điểm tốt.

Kỹ thuật gieo trồng:

Khoảng cách gieo 60-70cm x 25-30cm/cây (hàng cách hàng 60-70cm; cây cách cây 25-30cm).

Lượng phân bón cho 1ha: Phân chuồng 8-10tấn + 300-350kg urê + 500-600kg supe lân + 160-180kg kaliclorua.

Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân (có thể ngâm lân với nước phân để tưới cho cây con) + 1/4 đạm urê.

+ Bón thúc lần 1 ( lúc cây 3-5 lá): Bón 1/4 urê + 1/2 kali kết hợp với xới phá váng; thúc lần 2 (lúc cây 9-10 lá): Bón 1/2 urê + 1/2 kali kết hợp với vun cao.

Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh: Xới xáo, tỉa định cây sớm để đảm bảo mật độ. Tưới đủ nước cho ngô, nhất là thời kỳ cây con và 2 tuần trước và sau trỗ. Sau bón phân chú ý thoát nước cho ruộng ngô. Rắc basudin 10H (15-20kg/ha) trước khi trồng phòng trừ sâu xám phá hại. Rắc 5-7 hạt basudin 10H vào nõn lúc ngô 7-8 lá và lúc xoáy nõn để phòng trừ sâu đục thân. Trừ bệnh khô vằn bằng validacin, kết hợp thu dọn bớt lá gốc khi bệnh mới xuất hiện.

Chú ý: Nên thu hoạch khi ngô chín già (lá bị khô, chân hạt đen). Không dùng hạt thu hoạch ở ruộng ngô lai làm giống cho vụ sau.


Có thể bạn quan tâm

Trải Nghiệm Giống Cam Valencia2 Tại Nam Đông Trải Nghiệm Giống Cam Valencia2 Tại Nam Đông

Sáng 25/7, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế tổ chức hội đồng khoa học nghiệm thu dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo vùng trồng cam ở huyện Nam Đông bằng giống cam Valencia2 (V2)” - loài cam năng suất cao, ít hạt, chín muộn và khi chín có thể lưu lại trên cây vài tháng.

29/07/2013
Giống Lúa PĐ211 Giống Lúa PĐ211

Giống Lúa PĐ211 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai Sahel 108/P6 với sự trợ giúp của kỹ thuật nuôi cấy bao phấn, quá trình chọn lọc theo định hướng thâm canh, có chất lượng dinh dưỡng và thương phẩm tốt (Sahel 108 là giống lúa chịu hạn và P6 là giống lúa thâm canh có hàm lượng protein cao).

05/06/2013
2 Giống Mía Cao Sản 2 Giống Mía Cao Sản

Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình nhân nhanh giống mía mới cấy mô”, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH-CN tỉnh Bình Định) vừa khảo nghiệm thành công 2 giống mía mới cấy mô cao sản K95-156 và Suphunburi 7, năng suất chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, tương đối phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Bình Định.

03/08/2013
Giống Lúa Mới Chịu Hạn Giống Lúa Mới Chịu Hạn

Nhóm chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Sinh học Nông nghiệp quốc gia (NIAS) ở Tsubaka, Nhật Bản đã lai tạo được một giống lúa mới với rễ sâu có thể duy trì được năng suất cao ngay cả trong thời tiết hạn hán.

07/08/2013
Lai Tạo Thành Công Bộ Giống Lúa Mới Lai Tạo Thành Công Bộ Giống Lúa Mới

Trung tâm Giống Nông nghiệp Đồng Tháp vừa thực hiện lai tạo thành công bộ giống lúa mới triển vọng vụ Hè Thu 2013 trong đó nổi bật là giống ĐTS 9, có thể thay thế các giống lúa có phẩm chất kém đang được trồng phổ biến hiện nay.

07/08/2013