Nghiên Cứu Sinh Sản Cá Lăng Nha
Lần đầu tiên tại Bình Định, Trung tâm giống thủy sản của tỉnh đã nghiên cứu cho sinh sản, ươm nuôi thành công thương phẩm cá lăng nha (Hemibagrus wyekioides). Trung tâm đã sản xuất được 54 ngàn con cá bột, trên 32 ngàn con cá giống cấp 1, cấp 2 đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường.
KS. Trần Văn Phúc, chủ nhiệm đề tài cho biết, có gần 400 con cá bố, mẹ (từ 1,4 - 1,6 kg/con) khi đem về được nuôi vỗ trong ao đủ tiêu chuẩn, có kích thước 1.000 m2 trong thời gian 3 tháng, tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu (Phù Mỹ). Sử dụng thức ăn tươi sống và công nghiệp với liều lượng từ 3 - 5% trọng lượng thân cá.
Khi cá đạt trọng lượng trung bình khoảng 1,87 kg/con (cá cái) và 1,54 kg/con (cá đực) thì dùng thuốc kích dục. Kiểm tra thấy trứng rụng thì thực hiện động tác vuốt trứng vào thau nhỏ.
Mổ bụng cá đực lấy tinh sào cho vào thau chứa trứng, dùng lông gà đảo trứng, rồi khử dính, rửa trứng bằng nước cấtvà mang đi ấp trong 27 giờ. Sau khi nở, cá bột được ươm nuôi lên cá hương, trong bể composit, mật độ trung bình 2.000 con/m3. Sau một tháng cá đạt trọng lượng 0,4 g/con, tỷ lệ sống trung bình 49,1%.
Trung tâm đã bán ra thị trường trên 7.000 con cá lăng nha giống cấp 1, với giá khoảng 1.500 đ/con, cá giống cấp 2 giá 2.000 đ/con.
Theo KS. Trần Văn Phúc, cá lăng nha là loại cá da trơn thườngsống tự nhiên ở ĐBSCL, trên các sông lớn, trong một số hồ thủy điện, thủy lợi. Chúng thường ăn các loại cá tạp, rất dễ nuôi. Trong tự nhiên có con nặng 18 kg. Vùng Tây và Đông Nam bộ cũng cho sinh sản và nuôi được loài cá này. Có nhiều làng bè nuôi quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thịt cá chắc, ăn rất ngon; nướng, kho, nấu canh chua, nấu lẩu đều được. Giá bán tùy thời điểm, có lúc đến 70 - 80 ngàn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè là một mô hình hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho ngư dân vùng sông nước đầu nguồn huyện An Phú. Cá lăng nha đuôi đỏ đặc sản mở ra triển vọng mới trong nghề nuôi thủy sản ở An Giang...
ThS. Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. HCM) cho sinh sản nhân tạo thành công các giống cá lăng quý hiếm, và sản xuất hàng loạt cá giống cung cấp cho người dân. Công nghệ này cũng được chuyển giao cho nhiều địa phương sản xuất cá giống thành công, để nuôi thành cá lăng thương phẩm hiệu quả cao.
ThS. Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. HCM) cho sinh sản nhân tạo thành công các giống cá lăng quý hiếm, và sản xuất hàng loạt cá giống cung cấp cho người dân.
Cá lăng vàng có tên khoa học Mytusnemurus, sống trong các vùng nước ngọt và nước lợ thuộc vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Kỹ sư Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt”.