Home / Cá nước ngọt / Cá lăng

Nghiên Cứu Sinh Sản Cá Lăng Nha

Nghiên Cứu Sinh Sản Cá Lăng Nha
Publish date: Saturday. March 8th, 2014

Lần đầu tiên tại Bình Định, Trung tâm giống thủy sản của tỉnh đã nghiên cứu cho sinh sản, ươm nuôi thành công thương phẩm cá lăng nha (Hemibagrus wyekioides). Trung tâm đã sản xuất được 54 ngàn con cá bột, trên 32 ngàn con cá giống cấp 1, cấp 2 đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường.

KS. Trần Văn Phúc, chủ nhiệm đề tài cho biết, có gần 400 con cá bố, mẹ (từ 1,4 - 1,6 kg/con) khi đem về được nuôi vỗ trong ao đủ tiêu chuẩn, có kích thước 1.000 m2 trong thời gian 3 tháng, tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu (Phù Mỹ). Sử dụng thức ăn tươi sống và công nghiệp với liều lượng từ 3 - 5% trọng lượng thân cá.

Khi cá đạt trọng lượng trung bình khoảng 1,87 kg/con (cá cái) và 1,54 kg/con (cá đực) thì dùng thuốc kích dục. Kiểm tra thấy trứng rụng thì thực hiện động tác vuốt trứng vào thau nhỏ.

Mổ bụng cá đực lấy tinh sào cho vào thau chứa trứng, dùng lông gà đảo trứng, rồi khử dính, rửa trứng bằng nước cấtvà mang đi ấp trong 27 giờ. Sau khi nở, cá bột được ươm nuôi lên cá hương, trong bể composit, mật độ trung bình 2.000 con/m3. Sau một tháng cá đạt trọng lượng 0,4 g/con, tỷ lệ sống trung bình 49,1%.

Trung tâm đã bán ra thị trường trên 7.000 con cá lăng nha giống cấp 1, với giá khoảng 1.500 đ/con, cá giống cấp 2 giá 2.000 đ/con.

Theo KS. Trần Văn Phúc, cá lăng nha là loại cá da trơn thườngsống tự nhiên ở ĐBSCL, trên các sông lớn, trong một số hồ thủy điện, thủy lợi. Chúng thường ăn các loại cá tạp, rất dễ nuôi. Trong tự nhiên có con nặng 18 kg. Vùng Tây và Đông Nam bộ cũng cho sinh sản và nuôi được loài cá này. Có nhiều làng bè nuôi quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thịt cá chắc, ăn rất ngon; nướng, kho, nấu canh chua, nấu lẩu đều được. Giá bán tùy thời điểm, có lúc đến 70 - 80 ngàn đồng/kg.


Related news

Phòng Bệnh Cho Cá Sau Mùa Lũ Phòng Bệnh Cho Cá Sau Mùa Lũ

Sau mùa lũ, nhiều công trình cơ sở hạ tầng của ngành thủy sản như cống, đập, bờ bao, ao đầm, lồng bè nuôi trồng thủy sản bị phá hủy. Lũ lụt còn làm cho các ao đầm tụ bùn, phù sa, mùn bã, rác và các chất thải khác; làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn các mầm bệnh đối với cá nuôi. Vì vậy, để khôi phục sản xuất thủy sản ở vùng ngập lụt, cần cải tạo môi trường ao đầm, kiểm tra chặt chẽ đàn cá nuôi và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh cho cá nuôi.

Wednesday. December 5th, 2012
Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Chấm Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Chấm

Để nuối cá lăng chấm đạt hiệu quả, có thể áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh trong ao hoặc trong bè. Tuy nhiên, nuôi trong bè thì cá lớn nhanh hơn.

Thursday. November 22nd, 2012
Biện Pháp Kỹ Thuật Để Hạn Chế & Khắc Phục Bệnh Cá Trong Giai Đoạn Chuyển Mùa Biện Pháp Kỹ Thuật Để Hạn Chế & Khắc Phục Bệnh Cá Trong Giai Đoạn Chuyển Mùa

Với xu hướng thâm canh hóa trong nghề nuôi cá thì bệnh cá xảy ra trong quá trình nuôi, nhất là vào gia đoạn chuyển mùa, là điều khó tránh khỏi và nó cũng đã gây ra nhiều tổn thất cho người nuôi. Tuy nhiên, nếu người nuôi tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật sau đây sẽ góp phần hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra do cá bệnh.

Wednesday. December 5th, 2012
Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha Trong Bè Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha Trong Bè

Ở nước ta cá lăng nha thích hợp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi được hưởng nguồn nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu. Cá lăng nha có thịt trắng chắc, ít xương dăm, mùi vị thơm ngon.

Thursday. November 22nd, 2012
Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Lăng Vàng Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Lăng Vàng

Nếu cá bố mẹ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nuôi trong bè (được cho ăn bằng cá tạp) thì phải thuần dưỡng chúng trong ao đất từ 1 đến 2 tháng rồi mới tiến hành nuôi vỗ. Việc thuần dưỡng nhằm mục đich tập cho cá quen với điều kiện nuôi ao đất và thức ăn viên dạng nổi.

Wednesday. December 5th, 2012