Nghiên cứu mối liên hệ giữa di truyền với bệnh gia súc
Các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu thịt động vật Roman L.
Hruska (USMARC) trực thuộc cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) ở Clay Center, Nebraska, đã phát hiện ra một vị trí trên nhiễm sắc thể 20 của bò gắn với tỷ lệ mắc phải các căn bệnh thường gặp do vi khuẩn gây ra như: bệnh mắt đỏ, loét chân và bệnh đường hô hấp ở bò (viêm phổi) - những căn bệnh có ảnh hưởng đến gia súc.
Bệnh đường hô hấp ở trâu bò chiếm 75% các bệnh thời kỳ nuôi vỗ béo và lên đến 70% của tất cả các ca tử vong, thiệt hại kinh tế đối với người chăn nuôi gia súc vượt quá 1 tỷ USD mỗi năm.
Chi phí ước tính đối với bệnh mắt đỏ là 150 triệu USD hàng năm, và thiệt hại của người chăn nuôi bò sữa do bệnh loét chân ở bò là khoảng 120 - 350 USD/con.
Eduardo Casas - người đứng đầu nhóm nghiên cứu của đơn vị nghiên cứu về hệ miễn dịch và bệnh của động vật nhai lại tại Trung tâm Quốc gia bệnh động vật ở Ames, Iowa, và một nhà di truyền học USMARC trước đây đã nghiên cứu cấu thành gen của gia súc để có bằng chứng về gen liên quan tới sức đề kháng, khả năng chống chịu bệnh.
Casas và các đồng nghiệp của ông đã kết hợp bệnh mắt đỏ, loét chân và bệnh đường hô hấp ở trâu bò để mô tả tỷ lệ mắc bệnh.
Họ đã lai tạo ra những con bò cùng bố khác mẹ từ những con bò đực lai chéo: một con bò lai Brahman-Hereford, một con Brahman-Angus, một con Piedmontese-Angus và một con Belgian Blue-MARC III (một phần là Red Poll, Pinzgauer, Hereford và Angus).
Phân tích mẫu ADN từ 240 con bị nhiễm một hoặc nhiều bệnh cho thấy dấu chuẩn di truyền, được gọi là một đặc điểm định lượng (QTL), trên nhiễm sắc thể 20.
Điều này QTL gắn với ba bệnh trên.
Theo Casas, nhiễm sắc thể 20 nằm ở gần các marker di truyền liên quan đến các căn bệnh khác và có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe của gia súc.
Xác định các marker di truyền liên quan tới bệnh của vật nuôi sẽ mở ra một cơ hội để tạo ra những giống gia súc có khả năng kháng bệnh cao hơn, mà cũng có thể giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế do bệnh ở gia súc gây ra.
Kết quả từ nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học động vật.
Nghiên cứu được đăng tải trên số ra tháng 9/2011 của tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Kiểm soát Dioxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)
Hỏi: Bò sữa của chúng tôi bị sót nhau, đã điều trị thuốc sau 9 ngày, đến nay thấy có mủ chảy ra, cho biết vì sao? Có biện pháp nào giải quyết, có ảnh hưởng các lứa đẻ sau không?
Một phòng thí nghiệm của Argentina loan báo họ vừa tạo ra con bò biến đổi gene đầu tiên trên thế giới mang gene người và khi lớn lên nó sẽ cho sữa như sữa người.