Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Cách xử lý sót nhau, viêm tử cung có mủ trên bò sữa

Cách xử lý sót nhau, viêm tử cung có mủ trên bò sữa
Tác giả: Ths. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Ngày đăng: 21/04/2016

Trả lời: Đặc điểm cấu tạo nhau của bò là nhau núm (có dạng như cái nấm), sự bám giữa núm nhau con và niêm mạc tử cung mẹ rất chặt nên bò thường có tỉ lệ sót nhau cao hơn các loài khác (như heo hay chó).

Thực tế có những trường hợp sau khi đẻ khoảng 10 ngày bò mới ra hết nhau.

Câu hỏi của các bạn có thể chia ra hết mấy ý sau: Chậm ra nhau, sót nhau: Để nhau được tháo ra nhanh có thể thực hiện một số cách sau theo mức độ khó dần: - Cho bò uống nước cám có pha muối (10 lít nước + 1kg cám + 1 nắm muối), tốt hơn là cho uống lại nước ối của bò (lúc vỡ ối) được hứng lại.

- Cột chùm dây nhau vào một vật nặng như gạch, để tự trọng lượng ghì nhau ra, giúp nhau không bị thụt trở lại tử cung (sẽ dễ gây viêm do đưa vi khuẩn chuồng vào bên trong tử cung).

- Tiêm thuốc: Cloprostenol 10 ml/bò.

Sau khi tiêm chờ 12-20 giờ tiêm phối hợp Oxytocin (8-10ml) kích thích tử cung co bóp để tống nhau ra.

Nếu sau 72 giờ nhau chưa ra được thì thực hiện thêm 1 lượt nữa: Cloprostenol 10 ml/bò, 12-20 giờ tiêm Oxytocin (8-10ml).

- Nếu vẫn chưa ra nhau hết thì phải bóc nhau bằng tay.

Viêm tử cung: Khi bò bị viêm tử cung cũng có nhiều mức độ giải quyết: - Để phòng ngừa viêm hoặc viêm nhẹ: + Ceptifi suspension: 1ml/ 20 kg thể trọng, tiêm dưới da cổ.

Khi dùng kháng sinh nên dùng đúng liều, dùng không đủ liều bệnh không khỏi còn có thể gây lờn thuốc.

+ Ketovet 5 %: 1ml/16 kg thể trọng (nếu bò có sốt).

+ Vime Canlamin: 40-100 ml tùy thể trạng bò to, nhỏ, có bị tiền sử bệnh sốt sữa hay không.

Có thể tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc truyền mạch .

- Trường hợp viêm nặng có mủ hoặc chích thuốc lâu ngày chưa khỏi, cần thực hiện điều trị triệt để như sau: + Cloprostenol: 10ml/bò.

+ 12-20 giờ sau dùng Oxytocin: 8-10ml/bò.

+ Sau đó bơm rửa tử cung thật triệt để nhằm kích thích tống xuất nhau sót, mủ trong những xếp nếp niêm mạc tử cung ra ngoài.

Pha nước rửa (20-30 lít) với Vime Iodine (0,5-1%) hoặc muối-phèn, hoặc thuốc tím (1‰).

Dùng ống thông cho chảy vào tử cung thật đầy.

Lấy tay bịn chặt âm hộ không cho nước chảy ra, trong khi nước mỗi lúc một căng trong tử cung, bò sẽ rặn mạnh.

Đến khi áp lực thật lớn, tay chịu không nổi nữa, chờ cơn rặn của bò, đột ngột buông tay cho nước trào ra từ tử cung.

Dòng nước mạnh sẽ giúp tháo rửa tốt hơn các mảng mủ bám trên các xếp nếp niêm mạc tử cung.

Tiếp tục rửa lại vài lượt cho đến khi nào nước chảy ra trong, không còn bợn mủ.

Nếu rửa tốt chỉ cần làm 1-2 cữ là được.

+ Sau khi nước chảy ra hết nên dùng Penstrep suspension: 20ml/ bò, hoặc pha 2 lọ peni 4 triệu với 20 ml nước sinh l‎ý mặn, bơm vào tử cung bò.

Cũng có thể dùng viên đặt tử cung.

Kháng sinh có tác dụng tại chỗ giúp bò nhanh hết viêm.

+ Kháng sinh toàn thân: Tiêm Ceptifi suspension: 1ml/20 kg thể trọng, ngày/lần, liên tục 5 ngày.

+ Ketovet 5 %: 1ml/16 kg thể trọng (nếu bò có sốt).

+ Nếu bò suy kiệt có thể tiêm hỗ trợ: .

VimeKat: 30-40 ml/bò .

Hoặc Vime Canlamin: 40-100ml/bò .

Hoặc Vimelyte IV: 500ml/bò: truyền mạch Ảnh hưởng về sau:

Viêm mủ tử cung nặng mà không bơm rửa thì mủ trong các xếp nếp niêm mạc không tháo ra được, mủ bao bọc cản trở thuốc đến các vị trí viêm, sẽ chậm hết hoặc không hết bệnh.

Điều trị không kỹ sau khi cổ tử cung đóng lại, mủ ứ lại trong tử cung sẽ làm bò mẹ bị viêm âm ỉ, có thể sốt, sốt nhẹ hoặc không sốt.

Bò yếu ăn dần, có thể gây nhiễm khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn toàn thân, viêm vú, giảm hoặc mất sữa...làm hư luôn bò mẹ.

Đôi khi bò mẹ vượt qua được lứa này nhưng có thể gây khó đậu thai cho các lứa sau, hoặc đậu thai được cũng sẽ tiếp tục viêm nhiễm ở các lứa sau, hiệu quả chăn nuôi cũng không đạt.

 


Có thể bạn quan tâm

Điều trị bệnh móng trên bò sữa Điều trị bệnh móng trên bò sữa

Bệnh liên quan đến móng khá … nổi tiếng là bệnh “lở mồm long móng” vì đây là bệnh truyền nhiễm có tính lây lan cao, diễn tiến nhanh và rầm rộ, gây thiệt hại kinh tế lớn.

21/04/2016
Kiểm soát Dioxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 1 Kiểm soát Dioxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 1

Dioxin từ lâu đã được biết như là một chất độc cực mạnh, nó có thể gây nhiều bệnh ung thư như ung thư gan, tuỷ, thận, phổi; gây suy giảm khả năng miễn dịch, làm phôi thai phát triển bất thường gây dị tật bẩm sinh, gây bệnh tim mạch, tổn thương da, tiểu đường, rối loạn nội tiết.

21/04/2016
Kiểm soát Dioxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối) Kiểm soát Dioxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

Kiểm soát Dioxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

21/04/2016