Trang chủ / Cá nước mặn / Cá kèo

Nghiên cứu lại kỹ thuật để nuôi hiệu quả cá kèo - Phần 1

Nghiên cứu lại kỹ thuật để nuôi hiệu quả cá kèo - Phần 1
Ngày đăng: 17/11/2015

Do đó, việc nắm vững quy trình ương, nuôi cá kèo là vô cùng cần thiết.

Ương trong ao đất

Ao ương cá kèo giống có diện tích từ 1.000 m2 trở lên, bờ cao, không bị rò rỉ, độ mặn nước dao động trong khoảng 5 – 25‰.

Trước hết, cần tát ao, dọn cây cỏ thủy sinh, diệt cá dữ và địch hại.

Nếu ao đã nuôi tôm cần đảo bùn để đáy ao thoáng.

Sau đó, phơi đáy ao cho khô và cày xới với một lớp đất mỏng, rải vôi bột xuống đáy ao và mái bờ ao với lượng dùng 7 – 10 kg/100 m2, phơi đáy ao 1 – 2 ngày.

Đối với ao chưa nuôi tôm, nên bón phân đã ủ mục với lượng dùng 10 – 15 kg/100 m2 hoặc phân vô cơ như NPK, phân DAP liều lượng 200 – 250 g/100 m2.

Sau đó, cấp nước vào ao 10 – 20 cm trong tuần đầu tiên.

Từ tuần thứ 2 – 3, mức nước tăng lên đạt 30 – 40 cm, tuần thứ 4 mức nước lên cao tới 70 – 90 cm.

Nguồn cá kèo giống hiện nay chủ yếu bắt ở các vùng bãi triều và rừng phòng hộ trải dài từ Sóc Trăng đến giáp tỉnh Cà Mau và tập trung nhất ở ven biển Bạc Liêu.

Do sử dụng nguồn giống tự nhiên nên sản lượng cá kèo giống phụ thuộc rất lớn vào người đánh bắt cá giống và mùa vụ, chất lượng giống không ổn định, kích cỡ cá không đều và lẫn nhiều loài cá tạp khác.

Cá kèo giống khi mua về có thể được vận chuyển trong thùng xốp hoặc bao nilon có bơm ôxy.

Nếu vận chuyển bằng thúng xốp thì mật độ đóng cá là 1.000 – 2.000 con/lít, còn nếu vận chuyển cá giống bằng bao nilon thì đóng bao với mật độ 5.000 – 6.000 con/lít nước cho cá cỡ 2 – 3 cm, 800 – 1.000 con/lít nước đối với cá cỡ 4 – 5 cm.

Việc vận chuyển cá và thả cá nên thực hiện vào lúc trời mát, kiểm tra nhiệt độ và độ mặn, điều chỉnh cân bằng rồi mới thả cá xuống ao.

Mật độ thả ương nuôi trong ao 250 – 300 con/m2, không nên ương quá dày trên 400 con/m2 hoặc quá thưa dưới 100 con/m2.

Trong tuần đầu tiên khi mới thả ương, cá ăn thức ăn tự nhiên trong ao, lúc này cần bổ sung thêm 50 gam bột đầu nành (hoặc cám mịn) cho 10.000 con cá.

Từ tuần thứ 2 trở đi dùng thức ăn chế biến hay thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 30 – 32% trộn với Premix khoáng hoặc các Vitamin A, C, D.

Nếu cho cá kèo ăn bằng thức ăn chế biến thì lượng thức ăn bằng 10 – 15% trọng lượng thân/ngày, còn cho cá ăn thức ăn công nghiệp thì lượng thức ăn bằng 2 – 3% trọng lượng thân/ngày, mỗi ngày cho cá ăn 3 – 4 lần.

Có thể sử dụng thêm phân hữu cơ ủ mục, NPK, DAP để bón cho ao.

Cần chú ý theo dõi mức nước trong ao và các yếu tố thủy lý hóa như ôxy hoàn tan, nhiệt độ, pH, độ mặn.

Khi pH của nước vượt quá 9 phải kịp thời thay nước.

Ngoài ra cần định kỳ thay nước ao mỗi tuần/lần, mỗi lần 50% lượng nước ao.

Sau khi ương cá kèo giống 35 – 40 ngày, cá giống có thể đạt kích cỡ chiều dài 3 – 5 cm, trọng lượng 0,6 – 1 g/con (1.000 – 1.500 con/kg).

Có thể dùng lưới để kéo, phải kéo lưới từ từ làm nhiều lần để thu cá triệt để.

Tỷ lệ sống cá ương nuôi có thể đạt 50 – 80%.

Nuôi thương phẩm

Nuôi cá kèo thương phẩm có thể sử dụng ao nuôi tôm sú để nuôi luân canh cá bống kèo, ao nuôi có diện tích 1.000 – 2.000 m2 là thích hợp.

Đầu tiên cần tát cạn ao, dùng rễ cây thuốc cá để diệt tạp với liều lượng 1 kg rễ tươi/100 m3 nước ao.

Cày hoặc xới đáy ao một lớp đất mỏng (5 – 7 cm) để đáy ao thoáng khí.

Bón lót cho ao bằng phân hữu cơ (ủ mục, hoai) liều lượng 20 – 30 kg/m2 ao.

Rải vôi bột xuống đáy ao 8 – 12 kg/m2, xới đảo bùn đáy và phơi đát ao 2 – 3 ngày.

Sau đó, lấy nước vào ao qua lưới chắn lọc, khi mức nước dạt khoảng 0,3 – 0,4 m thì có thể thả cá giống sau đó nâng dần mực nước ao.

Cá kèo giống có nuôi có thể đạt cỡ 3 – 5 cm hoặc 4 – 6 cm.

Cá giống ương nuôi trong ao thì kích cỡ đồng đều hơn, khỏe hơn.

Mật độ 30 – 60 con/m2, trung bình 50 con/m2.

Một số hộ thả với mật độ ban đầu rất cao (hơn 100 con/m2), sau hai tháng nuôi, san thưa với mật độ 50 con/m2.

Nếu thả con giống còn quá nhỏ không qua ương nuôi, tỷ lệ hao hụt có thể tới 60 – 70%.

Cá kèo có tính ăn tạp, thức ăn tự nhiên có trong ao như phù du sinh vật đáy, rong tảo sống bám, mùn bã hữu cơ và thức ăn do con người cung cấp.

Do đó, định kỳ mỗi tuần bón thêm phân hữu cơ 10 – 15 kg/100 m2 hoặc 100 – 150 g phân vô cơ (DAP, NPK)/100 m2.

Có thể cho cá ăn thức ăn chế biến gồm cám gạo (60 – 70%) và bột cá (30 – 40%) được trộn đều và nấu chín, trộn với Premix, khoáng và Vitamin A, D, E, C.

Hàm lượng đạm trong thức ăn dao động từ 25% ở 2 tháng đầu, sau đó, giảm dần xuống 22% rồi 20% ở tháng thứ 3 – 4 và 18% cho hai tháng cuối.

Khẩu phần thức ăn 4 – 6% trọng lượng đàn cá/ngày, cho cá ăn 2 lần/ngày (sáng sớm và chiều mát).

Nếu sử dụng thức ăn công nghiệp, kích cỡ viên thức ăn phải phù hợp với độ lớn và kích thước miệng cá để cá có khả năng sử dụng thức ăn hiệu quả nhất.

Hàm lượng đạm trong thức ăn 18 – 25%, giảm dần theo tháng tuổi của cá.

Khẩu phần thức ăn công nghiệp 1 – 1,5% trọng lượng thân/ngày.

Chủ động điều chỉnh tăng cao hoặc giảm thấp phù hợp với các giai đoạn phát triển của cá nuôi.

Giai đoạn hài tuần đầu mới thả cá giống, mức nước cần đạt 0,4 – 0,5 m, sau đó, tiếp tục dâng từ từ mỗi tuần cao hơn 0,2 m cho đến khi mức nước đạt tối đa.

Hàng ngày, kiểm tra các yếu tố thủy, lý, hóa của ao (như: nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn).

Kiểm tra bờ và cống ao, tránh bờ bị rò rỉ, lưới chắn bị thủng.

Vào mùa mưa, chú ý độ mặn của nước cấp cho ao không để quá thấp dưới 3‰.

Định kỳ mỗi tuần thay nước 1 lần, mỗi lần khoảng 30% lượng nước ao.

Màu nước ao xanh quá đậm hoặc chuyển qua mầu nâu, có mùi hôi thì cần phải thay nước mới.

Trong nuôi cá kèo có nhiều loài địch hại săn bắt và ăn hại cá như chim cồng cọc, rắn biển, cá nâu, cá rô phi, cá bống mọi… Để phòng trừ địch hại, phải tìm diệt hết cá tạp, đặt các bù nhìn hoặc treo dâu ngang dọc gắn các lon sửa để xua đuổi chim.

Cá kèo thường gặp một số bệnh như bệnh lở loét trên thân do ký sinh trùng, đốm trắng trên thân và đầu kèm theo xuất huyết các gốc vây do vi khuẩn gây ra.

Khi phát hiện cá bị bệnh phải xác định đúng loài ký sinh hay vi khuẩn gây bệnh để sử dụng đúng thuốc để chửa trị.

Tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh đã bị cấm.

Sau 5 – 6 tháng nuôi, cá kèo có thể đạt trọng lượng trung bình 20 – 30 g/con (30 – 50 con/kg).

Tỷ lệ sống của cá thương phẩm nuôi bằng giống tự nhiên dao động trung bình 15 – 50%, tỷ lệ lẫn giống các loài cá khác tới 30%.

Năng suất đạt khoảng 1 – 3 tấn/ha, lợi nhuận từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng/ha.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Kèo Kỹ Thuật Nuôi Cá Kèo

Trong tự nhiên cá kèo thường sinh sống ở các vùng nước lợ như bãi triều, cửa sông ở miền Nam. Cá thuộc loại ruột ngắn, ăn tạp

30/12/2010
Kỹ Thuật Nuôi Cá Kèo Trên Ruộng Muối Kỹ Thuật Nuôi Cá Kèo Trên Ruộng Muối

Sau gần 7 năm nuôi cá kèo dưới chân ruộng muối, anh Hồ Minh Chiến, chủ nhiệm Hợp tác xã diêm nghiệp Hải Đông, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, Bạc Liêu

23/02/2014
Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Cá Kèo Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Cá Kèo

Cá kèo tuy không phải là đối tượng dễ nuôi, ít bệnh, nhưng đã có nhiều hộ nuôi rất thành công, cho lợi nhuận khá. Tuy nhiên, hiểu biết của đa số bà con về cá kèo vẫn còn quá ít. Sau đây là những kỹ thuật cơ bản mà người nuôi cần nắm để vận dụng vào điều kiện thực tế.

28/02/2014
Một Số Bệnh Trên Cá Kèo Một Số Bệnh Trên Cá Kèo

Do các vi khuẩn thuộc nhóm Aeromonas (gồm A.hydrophil, A. caviae, A. sobria) gây ra. Bệnh dễ phát sinh trong môi trường nước nhiễm bẩn, bị ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp. Nuôi với mật độ dày cũng là nguyên nhân là cho cá dễ mắc bệnh. Bệnh xuất hiện quanh năm.

27/04/2014
Cá kèo Cá kèo

Cá bống kèo đang được nhiều người dân các tỉnh ĐBSCL quan tâm và phát triển nuôi thương phẩm. Cá có thể đạt sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon và đang được thị trường trong nước chào đón. Hiện, tại Tiền Giang cá bống kèo bán buôn có giá khoảng 95.000 đồng/kg.

17/11/2015