Trang chủ / Cá nước mặn / Cá kèo

Kỹ thuật nuôi Cá kèo - Đặc tính sinh học

Kỹ thuật nuôi Cá kèo - Đặc tính sinh học
Tác giả: Việt Linh
Ngày đăng: 26/08/2016

Pseudapocryptes lanceolatus (Bloch & Schneider, 1801)

Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)

Pseudapocryptes borneensis (Kawamoto, 1972)

Thuộc họ Cá bống trắng (Gobiidae

Các tên khác:

Cá bống kèo

Goby, keo fish, keo-fisk, chewa, belacak, 尖尾鲨

Trong tự nhiên cá kèo thường sinh sống ở các vùng nước lợ như bãi triều, cửa sông.

Cá phân bố ở Việt Nam, India, Bangladesh, Campuchia, Taiwan, Indonesia, Malaysia, Japan, Singapore, Tahiti, Thailand, China.

Cá thuộc loại ruột ngắn, ăn tạp.

Thức ăn tự nhiên của cá kèo là nhuyến thể như tôm nhỏ, giun, tảo, phiêu sinh vật...

Cá thường dài từ 10 - 20cm, thân cá hình trụ dài to bằng ngón tay cái, dẹp dần về phía đuôi, da trơn nhớt, chui rúc trong bùn như lươn, chạch, đào hang để trú. 

Cá kèo có thể sống trong môi trường có độ mặn rộng từ 0 đến 40 phần ngàn, thích hợp nhất là từ 5 đến 25 phần ngàn, pH7-8,5, độ kiềm 100-150mg CaCO3 / lit, độ trong 30-35cm. 

Có thể nuôi xen canh cá kèo trên ruộng muối, ao tôm sau khi thu hoạch; hoặc nuôi ghép cá kèo - cua, cá kèo - tôm trên ruộng lúa; hoặc nuôi ghép với mật độ thấp trong ao tôm.

Mùa nuôi cá kèo thường bắt đầu từ tháng 4 âm lịch, mùa nước lên.


Có thể bạn quan tâm

Quy trình nuôi cá kèo Quy trình nuôi cá kèo

Hiện cá kèo chưa sinh sản nhân tạo được, nguồn giống được khai thác chủ yếu là đánh bắt tự nhiên, số lượng và chất lượng không ổn định.

17/11/2015
Một số kỹ thuật trong nuôi cá kèo Một số kỹ thuật trong nuôi cá kèo

Cá kèo là loài sống chủ yếu ở vùng nước lợ và nước mặn, nhưng cũng có thể sống ở nước ngọt. Chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể trườn lên trên các bãi này để đi lại và tìm kiếm thức ăn.

17/11/2015
Kỹ thuật nuôi Cá kèo - Tổng quan Kỹ thuật nuôi Cá kèo - Tổng quan

Do đặc điểm cá kèo sống thích nghi với mọi nguồn nước, độ mặn từ 0-40%o, thích hợp nhất là 10-25%o, nên nuôi xen canh sau khi thu hoạch muối hoặc tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao nhất, chủ yếu là khai thác tối đa tiềm năng đất đai sẵn có.

26/08/2016