Nghiệm thu mô hình nuôi tôm theo quy trình Viet Gap tại Quỳnh Bảng (Nghệ An)

Tôm được hỗ trợ theo mô hình Viet Gap tại đầm ông Hồ Đức Toàn bình quân đạt 85 - 90 con/kg
Đầm tôm được hỗ trợ theo chương trình khuyến nông, khuyến ngư năm nay là của ông Hồ Đức Toàn, ở xóm Học Văn, xã Quỳnh Bảng. Tổng kinh phí hỗ trợ là 80 triệu đồng/mô hình cho đầm có diện tích gần 10.000m2, trong đó trên 5.000m2 ao đầm dùng để nuôi và gần 4.000m2 ao dùng để lắng và xử lý nước. Đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng. Sau 57 ngày nuôi, với quy trình chăm sóc tôm theo tiêu chuẩn Viet Gap, người nuôi sử dụng các chất vi sinh và hóa chất vệ sinh ao đầm hợp lý theo hướng dẫn, khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, tôm thu hoạch đạt tỷ lệ từ 85 - 90 con/kg. Với 5.000m2 ao đầm, ông Toàn thu được trên 5 tấn tôm (năng suất 10 tấn/ha), thu trên 600 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi 300 triệu đồng.
Cùng với nghiệm thu mô hình của ông Hồ Đức Toàn, cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện tư vấn, hướng dẫn cho chủ đầm Nguyễn Văn Tài, xóm Đồng Văn về chăm sóc tôm
Ngoài mô hình tôm của ông Hồ Đức Toàn, trong chương trình hỗ trợ khuyến nông năm 2015, Trung tâm khuyến nông còn còn hỗ trợ mô hình nuôi tôm của ông Nguyễn Văn Tài, nuôi tại xóm Đồng Văn, xã Quỳnh Bảng nuôi được gần 2 tháng, hiện đang phát triển tốt nhưng chưa đến kỳ thu hoạch. Đại diện Trung tâm khuyến nông tỉnh đánh giá: trong khi nhiều vùng nuôi tôm đang lao đao vì dịch bệnh thì các mô hình tôm do Trung tâm khuyến nông hỗ trợ thành công là tín hiệu đáng mừng; đồng thời, rất cần được ban ngành và nuôi tôm tìm hiểu, học tập để rút kinh nghiệm nhân rộng cho vụ tôm năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Trên thị trường Đà Lạt, rau đang ở mức cao giá nhất suốt nhiều tháng qua, trong đó có những loại rau củ giá cao đạt đỉnh. Xà lách mỡ Đà Lạt hiện đang có giá 35 ngàn đồng/kg nhưng cũng rất khan hàng. Các loại xà lách khác như cua rôn, cua ria, lô lô đều từ 20 - 25 ngàn đồng/kg.

Vào những ngày này, chúng tôi có dịp gặp gỡ và trao đổi với ông Nguyễn Văn Quýt cư ngụ ở ấp Phước Thạnh, xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ông là người thành công với mô hình nuôi đa canh, đa con kết hợp khép kín với quy mô diện tích gần 03 ha

Theo Dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn (RNM) ven biển giai đoạn 2011 - 2015 của Sở NNPTNT Khánh Hoà thì toàn tỉnh sẽ trồng mới 600ha RNM, nâng tổng diện tích RNM tập trung lên 625ha.

Xã Bình Khê vốn là vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất của huyện Đông Triều, riêng diện tích trồng vải của xã là 500 ha. Những năm được mùa vải như năm 2011, sản lượng đạt khoảng 5.000 - 6.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch càng lớn thì nỗi lo “được mùa - mất giá” lại càng nhiều. Giá bán vải quá thấp chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg

Mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả ở Đại Đức (Hải Dương) đem lại hiệu quả kinh tế khá, đời sống người dân được cải thiện...