Nghiệm thu mô hình nuôi tôm theo quy trình Viet Gap tại Quỳnh Bảng (Nghệ An)

Tôm được hỗ trợ theo mô hình Viet Gap tại đầm ông Hồ Đức Toàn bình quân đạt 85 - 90 con/kg
Đầm tôm được hỗ trợ theo chương trình khuyến nông, khuyến ngư năm nay là của ông Hồ Đức Toàn, ở xóm Học Văn, xã Quỳnh Bảng. Tổng kinh phí hỗ trợ là 80 triệu đồng/mô hình cho đầm có diện tích gần 10.000m2, trong đó trên 5.000m2 ao đầm dùng để nuôi và gần 4.000m2 ao dùng để lắng và xử lý nước. Đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng. Sau 57 ngày nuôi, với quy trình chăm sóc tôm theo tiêu chuẩn Viet Gap, người nuôi sử dụng các chất vi sinh và hóa chất vệ sinh ao đầm hợp lý theo hướng dẫn, khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, tôm thu hoạch đạt tỷ lệ từ 85 - 90 con/kg. Với 5.000m2 ao đầm, ông Toàn thu được trên 5 tấn tôm (năng suất 10 tấn/ha), thu trên 600 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi 300 triệu đồng.
Cùng với nghiệm thu mô hình của ông Hồ Đức Toàn, cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện tư vấn, hướng dẫn cho chủ đầm Nguyễn Văn Tài, xóm Đồng Văn về chăm sóc tôm
Ngoài mô hình tôm của ông Hồ Đức Toàn, trong chương trình hỗ trợ khuyến nông năm 2015, Trung tâm khuyến nông còn còn hỗ trợ mô hình nuôi tôm của ông Nguyễn Văn Tài, nuôi tại xóm Đồng Văn, xã Quỳnh Bảng nuôi được gần 2 tháng, hiện đang phát triển tốt nhưng chưa đến kỳ thu hoạch. Đại diện Trung tâm khuyến nông tỉnh đánh giá: trong khi nhiều vùng nuôi tôm đang lao đao vì dịch bệnh thì các mô hình tôm do Trung tâm khuyến nông hỗ trợ thành công là tín hiệu đáng mừng; đồng thời, rất cần được ban ngành và nuôi tôm tìm hiểu, học tập để rút kinh nghiệm nhân rộng cho vụ tôm năm tiếp theo.
Related news

Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho biết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa có buổi làm việc với Đại sứ Bỉ tại Việt Nam Bruno Angelet về nội dung xây dựng Trung tâm phân phối và sàn đấu giá hàng thủy sản Việt Nam tại cảng Zeebrugge, Bỉ.

Ngày 25/7, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 4 hộ chăn nuôi thuộc 4 xã Mỹ Lương (huyện Cái Bè), Phước Thạnh (thành phố Mỹ Tho), Phú Kiết và Hòa Tịnh (huyện Chợ Gạo) của tỉnh Tiền Giang. Tổng số gia cầm mắc bệnh gồm 16.300 con chim cút, 330 con gà và 5 con vịt.

Trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng đã và đang khẳng định ưu thế của mình trong việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn, xã của huyện Yên Sơn thì nay đã phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Lực Hành, Xuân Vân, Kiến Thiết, Nhữ Hán (Yên Sơn); Kim Bình, Vinh Quang, Linh Phú (Chiêm Hóa); Thượng Lâm, Lăng Can (Lâm Bình)...

Để khơi dậy ý chí vươn lên làm kinh tế, thoát nghèo bền vững cho bà con nhân dân, mấy năm trở lại đây Đảng ủy, chính quyền xã Sầm Dương (Sơn Dương) tích cực khuyến khích bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao vào trồng và chăn nuôi mang lại hiệu quả tích cực.

Trong những năm qua, huyện Yên Sơn đã tích cực triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Qua đó từng bước xây dựng những vùng chuyên canh tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng....