Nghị Định 36 Bà Đỡ Của Người Nuôi Cá Tra
Biết là Nghị định 36 sẽ quản lý chặt, lập lại trật tự mới, nhưng trước mắt nhà nước cần có biện pháp gỡ khó vốn sản xuất.
Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng chính sách mới. Thị trường vẫn chưa hết khó, trong khi nợ nần, thiếu vốn đang dồn ép nghề nuôi cá. Họ kỳ vọng Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, sẽ sớm chấn chỉnh, vực dậy ngành hàng cá tra.
Ông Bảy Tiễn (Võ Văn Tiễn) có 5 ha với 7 ao nuôi cá tra xuất khẩu ở khu vực phường Thới An, quận Ô Môn (TP Cần Thơ). Khi đề cập đến Nghị định 36 (NĐ36), ông hồ hởi nói: "Nếu thực hiện đúng như tinh thần NĐ36 sẽ có lợi cả doanh nghiệp (DN) và người nuôi.
Qua nhiều năm nuôi cá, lúc đầu tôi nuôi đến khi thu hoạch mới tìm nơi bán cá. Nhưng mấy năm gần đây tôi thực hiện hợp đồng liên kết nuôi cá với Cty CP Đa quốc gia IDI.
Tuy không có mức lãi thật cao, nhưng bù lại ăn chắc. Khi người nuôi cá có hợp đồng với DN thì dù cho thị trường không tốt, cá tra hạ giá người nuôi vẫn ít rủi ro, lỗ vốn. Vì vậy người nuôi cá mong có sự liên kết bền chặt với DN và phải được xem là thành phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị.
Ông Thái An Lai, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp: “NĐ36 mở ra hy vọng và điều kiện tốt có thể giúp cho DN và người nuôi cá tra vượt qua khó khăn. Để vai trò nông dân tham gia được đảm bảo, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi nhỏ lẻ liên kết thành nhóm sản xuất lớn như tổ hợp tác, HTX, nhằm giúp cho người nuôi được tiếp cận vốn vay ngân hàng, mua vật tư đầu vào với giá rẻ, thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất an toàn và đủ lực tạo ra nguồn cá nguyên liệu lớn cung ứng cho DN. Mô hình này có thể giúp cho hộ nuôi cá tra riêng lẻ có thể tiếp tục trụ lại với nghề”.
Về cách tính giá thành, đa số DN đều có vùng nuôi cá riêng nên biết rõ các chi phí. Do đó Hiệp hội Cá tra Việt Nam và các DN cần phối hợp định ra giá sàn hợp lý để đảm bảo DN và người nuôi - đôi bên đều có lợi.
Về kỹ thuật nuôi, vừa qua nhờ có cán bộ kỹ thuật của DN giám sát đúng theo yêu cầu chất lượng nên tay nghề chúng tôi được nâng lên. Cá nuôi sạch bệnh, kiểm tra không có dư lượng chất kháng sinh"…
Nằm kề bên dãy ao nuôi cá tra của nhà ông Bảy Tiễn, HTX cá tra Thới An do ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản TP Cần Thơ, kiêm giám đốc HTX, cho rằng: "Nhiều năm qua ngành hàng cá tra đối mặt khó khăn.
Các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, bàn bạc nhưng kết quả chưa thấy khả quan, chưa có giải pháp cụ thể cho DN và người nuôi cá.
NĐ36 ra đời, tôi hy vọng đáp ứng được các yêu cầu ngành cá tra đặt ra, giúp khắc phục những khó khăn, nhược điểm của ngành như trong thời điểm hiện nay.
Trước đây ngành cá tra phát triển nóng, không có quy hoạch, bây giờ thì phải quy hoạch vùng nuôi cụ thể, quy định điều kiện cấp mã vạch, tiêu chuẩn nuôi theo VietGAP…
Những quy định này trong Nghị định sẽ tác động, chấn chỉnh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm".
Theo ông Hải, trong thời gian chờ NĐ36 nhiều hộ dân nuôi cá tra đã nhận thức cần cải tiến kỹ thuật nuôi đáp ứng theo yêu cầu DN thu mua chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy vậy, ngành hàng cá tra đi từ sản xuất nhỏ lẻ, trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng và rơi vào suy yếu như hiện nay đã bộc lộ nhiều mặt tồn tại.
Biết là NĐ36 sẽ quản lý chặt, lập lại trật tự mới, nhưng trước mắt nhà nước cần có biện pháp gỡ khó vốn sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Người trồng bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh (Vĩnh Long) đang tỏ ra phấn khởi khi mùa bưởi năm nay, trúng mùa, tốt giá...
Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 8.514 hộ sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 7.211 ha, đạt 103% kế hoạch (7.000 ha).
Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.
Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình