Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề khai thác và ương nuôi tôm hùm đầy thách thức

Nghề khai thác và ương nuôi tôm hùm đầy thách thức
Publish date: Saturday. May 2nd, 2015

Bên cạnh đó, ngư dân xã Nhơn Hải còn nuôi tôm hùm thịt tại vùng biển ở địa phương hiện đang nuôi 32.487 con, từ đầu năm đến nay đã xuất bán được 1.000 kg tôm thương phẩm, bằng 56,8% so với cùng kỳ năm 2014, với giá bán bình quân 1.500.000 đồng/kg, giảm 400.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014.

Theo các ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm giống ở Quy Nhơn, tôm hùm giống xuất hiện nhiều ít, giá cả tăng giảm phụ thuộc vào sản lượng được mùa hay mất mùa. Theo thông lệ thì năm nào tôm hùm giống xuất hiện nhiều – thường là biển động, có gió, thời tiết se lạnh thì ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm giống đánh bắt trúng đậm, nhưng giá lại thấp. Ngược lại năm nào tôm hùm giống xuất hiện ít thì giá lại tăng cao. Điệp khúc “mất mùa, được giá”, “được mùa, mất giá” là không tránh khỏi.

Các ngư dân cho biết, nghề khai thác tôm hùm giống cũng chỉ có từ 10 năm trở lại đây. Làm nghề này chi phí nhiên liệu thấp, chỉ cần 1 thuyền có công suất 18 – 30 CV, chi phí mỗi chuyến biển 400 - 600 nghìn đồng đối với nghề làm mành trải và từ 1,5 - 2 triệu đồng nghề mành bủa… nên đa số ngư dân có thu nhập tương đối khá so với các nghề biển khác. Hiện, TP. Quy Nhơn có khoảng 600 tàu thuyền của các phường, xã như Nhơn Hải, Nhơn Lý, Hải Cảng, Ghềnh Ráng… làm nghề khai thác tôm hùm giống.

Theo các ngư dân, mùa khai thác tôm hùm giống bắt đầu từ cuối tháng 11 âm lịch năm trước và kết thúc vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch năm sau. Tuy nhiên, theo các hộ ngư dân ở đây, mùa vụ khai thác tôm hùm giống năm 2015 đến thời điểm này gần như đã kết thúc vì tôm hùm ít xuất hiện.

Từ đầu vụ khai thác năm nay, ngư dân TP. Quy Nhơn khai thác được khoảng 136.700 con, chỉ đạt 81% so với cùng kỳ 2014. Hiện thương lái tại đường Hàm Tử, thuộc phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn thu mua 310.000 đồng/con đối với tôm hùm giống bông (tôm sao), 100.000 đồng/con tôm hùm xanh và 22.000 đồng/con tôm hùm Tề Thiên. So với cùng kỳ năm trước thì giá tăng khoảng 20.000 – 30.000 đồng/con đối với tôm hùm bông và tôm hùm xanh. Tuy nhiên, ngư dân hiện thất thu do số lượng khai thác mỗi đêm chỉ vài ba con, trong khi giá tăng không đáng kể.

Lý giải về điều này, chị Lê Thị Nhạn – một thương lái thu mua tôm hùm giống tại đường Hàm Tử, cho biết: “Giá tôm hùm giống hiện nay giảm do giá tôm hùm thịt giảm mạnh, cách đây 2 tháng giá tôm hùm thương phẩm bình quân từ 1,9 – 2 triệu đồng/kg thì nay giảm xuống chỉ còn khoảng 1,5 triệu đồng/kg.”.

Được biết, ngoài việc khai thác tôm hùm giống, hiện ngư dân TP. Quy Nhơn còn phát triển nghề ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống lẫn nuôi tôm hùm thịt, nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao hơn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống của ngư dân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là giá cả biến động, tăng giảm thất thường.

Theo đó, các hộ làm nghề ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống thường mua con giống khai thác ở địa phương để nuôi, sau 1 – 2 tháng thì bán cho các hộ nuôi tôm thương phẩm với lợi nhuận thu được bình quân từ 10 – 20%. Tuy vậy, nhiều khi tôm hùm thịt tiêu thụ khó khăn thì nghề ương nuôi cũng lao đao, phải nuôi nhiều tháng hơn nhưng chỉ có thể là hòa vốn. Có hộ tiếc của nuôi lên thành tôm thương phẩm chờ giá cao mới bán.

Các thương lái mua bán tôm hùm ở đường Hàm Tử phân tích rằng: “Hầu hết tôm hùm thương phẩm nuôi ở Bình Định và các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Phú Yên… đều bán cho thương lái Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Do vậy, giá bán phụ thuộc vào sự quyết định của các thương lại, suy cho cùng thì giá cả do thương lái Trung Quốc “thao túng”.

Người nuôi tôm gặp nhiều yếu tố bất lợi nếu không có hướng giải quyết đầu ra cho con tôm nuôi, mà ở đây là tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nếu giá cả tôm hùm thương phẩm ổn định thì ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm giống và ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống ở miền Trung này mới có thu nhập bền vững”.


Related news

Nuôi Gà Trên Chất Đệm Sinh Học Hiệu Quả Đã Được Khẳng Định Nuôi Gà Trên Chất Đệm Sinh Học Hiệu Quả Đã Được Khẳng Định

Tuy nằm sâu trong ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau nhưng để tìm đến nhà anh Nguyễn Trung Kiên không khó, bởi trong ấp ai cũng biết đến anh. Anh trở thành người “nổi tiếng” cách đây khoảng hơn 1 năm nhờ vào mô hình nuôi gà nòi lai F1 trên đệm lót sinh học bằng men balaza N01.

Monday. August 12th, 2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Rau, Quả Theo VietGAP Nhân Rộng Mô Hình Trồng Rau, Quả Theo VietGAP

Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất đai và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, quả an toàn, huyện Mỹ Đức đã có nhiều sản phẩm nông sản được gắn nhãn VietGAP như: Rau, táo, nhãn..., tạo tiền đề để địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững.

Monday. August 12th, 2013
Bất Chấp Khuyến Cáo Nông Dân Ào Ạt Trồng Mới Hồ Tiêu Bất Chấp Khuyến Cáo Nông Dân Ào Ạt Trồng Mới Hồ Tiêu

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ (Gia Lai), đến thời điểm này, diện tích cây hồ tiêu trồng mới trên địa bàn huyện là 150 ha, nâng tổng diện tích cây hồ tiêu trên toàn huyện lên 320 ha.

Monday. August 12th, 2013
Thu Nhập Cao Từ Vườn Trồng Xen Canh Thu Nhập Cao Từ Vườn Trồng Xen Canh

Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ cây cho năng suất kém, hiệu quả không cao sang trồng loại cây có giá trị kinh tế là một trong những giải pháp giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Anh Trương Văn Hùng ở ấp Sở Nhì, xã Thanh Bình (Hớn Quản, Bình Phước) là một trong những nông dân thành công với giải pháp này.

Monday. August 12th, 2013
Xuất Khẩu Hồ Tiêu Căng Thẳng Nguồn Hàng Xuất Khẩu Hồ Tiêu Căng Thẳng Nguồn Hàng

Theo Bộ NNPTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng từ đầu năm đã tăng 22,8% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong 5 tháng còn lại của năm 2013, dự báo nguồn cung hồ tiêu sẽ rất căng thẳng.

Monday. August 12th, 2013