Nghề nuôi ong dạo
Những ngày này đi trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Thanh Chương, Tân Kỳ và các tuyến đường Khùa, đường 22 của huyện Yên Thành, dễ dàng bắt gặp những trại ong mật lưới tán rừng keo, tràm. Những chủ ong có người ở tận Đắc Lắc, cũng có người là dân bản địa.
Theo kinh nghiệm của các chủ ong cho biết, thời điểm từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, địa bàn Nghệ An thường có mưa rào, tạo điều kiện cho lá tràm phát triển, cũng là lúc cây keo, tràm tiết mật ra từ kẽ lá.
Đi đến đâu, các chủ ong cũng đều tuân thủ các quy định về bảo vệ rừng, đảm bảo an ninh trật tự... nên được các địa phương tạo điều kiện hành nghề. Được biết, giống ong thường nuôi là ong Ý. Hàng ngày đàn ong lấy mật tiết ra từ kẽ lá non. Chu kỳ khoảng 7 - 10 ngày chủ ong quay mật một lần, sản phẩm mật ong nhập cho các công ty chế biến mật ong ở phía Nam, với giá bán 40.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 1/3 doanh thu.
Dừng chân tại trại ong của anh Nguyễn Văn Lập và anh Nguyễn Văn Thiều cùng quê ở Đắc Lắc, đặt tại khu vực rừng keo trên đường Khùa thuộc xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành, chúng tôi ghi lại một số hình ảnh về việc làm thường ngày của nghề nuôi ong dạo, mới biết nghề này đầy thú vị nhưng cũng không kém phần vất vả.
Có thể bạn quan tâm
Biển hiệu “Thu mua vịt đẻ” như thế này đã thu hút sự chú ý của không ít người dân qua lại. Loài thủy cầm có ích, khả năng cho trứng cao giúp phát triển kinh tế bền vững lại được kêu gọi thu mua tại một lò giết mổ!?!
Từ mô hình nuôi lợn thịt, chị Bùi Thị Phương ở thôn Đông Xuân, xã Thượng Ninh (Như Xuân - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Chính vì vậy, người dân trong làng đặt cho chị tên gọi thân mật: “Phương nữ tướng”.
Hiện giá trứng gà công nghiệp được bán với giá khoảng 2.000 đồng/quả. Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, với mức giá này, người chăn nuôi nhỏ lẻ không thể cạnh tranh để tồn tại được.
Những ngày này, trên khắp các cánh đồng của xã Na Hối, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người nông dân đang miệt mài làm đất, chuẩn bị xuống giống những lứa rau đầu tiên của vụ đông xuân 2013- 2014.
Việc các thương lái đến tận các trang trại chăn nuôi để thu gom lợn, đặc biệt là các loại lợn mỡ, trọng lượng lớn khiến giá lợn tăng cao. Tuy nhiên, nếu các cơ quan chức năng không kiểm soát tốt thị trường, khi nhu cầu tiêu dùng bùng phát vào dịp Tết, nguy cơ “đứt” nguồn cung có thể xảy ra.