Nghệ An Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Israel
Năm 2013, Trạm Khuyến nông thành phố Vinh (Nghệ An) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel.
Mô hình có diện tích 0,3 ha, mật độ thả 3 con/m2 do hộ ông Đinh Quang Hùng ở xã Hưng Lộc - Tp Vinh thực hiện. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 40% con giống, 40 % thức ăn.
Sau 7 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 500 – 600 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%, năng suất đạt 12 tấn/ha. Với giá bán tại thời điểm thu hoạch là 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mô hình thu lãi ròng 36 triệu đồng.
Đạt được kết quả như vậy là do hộ tham gia mô hình đã đầu tư chăm sóc tốt, thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các khâu trong qui trình kỹ thuật đề ra và được sự tận tình hướng dẫn giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật. Trong suốt quá trình nuôi, cá sinh trưởng và phát triển nhanh, kích cỡ tương đối đồng đều.
Chất lượng cá thương phẩm tốt như thịt săn chắc, thơm ngon, ít xương và là đối tượng dễ nuôi, phù hợp với điều kiện nhiều địa phương được nông dân đón nhận nhiệt tình.Thời gian nuôi ngắn tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Đặc biệt là trong suốt quá trình thực hiện mô hình không gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, Trạm khuyến nông TP Vinh đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ tham gia và các hộ nuôi cá ngoài mô hình. Nội dung tập huấn cụ thể là: Đặc điểm sinh học cá rô phi; Quy trình kỹ thuật nuôi rô phi đảm bảo ATVSTP; Kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi.
Qua tập huấn các học viên của lớp, trong đó có hộ tham gia mô hình đã tiếp thu, nắm được các bước, các biện pháp kỹ thuật trong quy trình nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel.
Buổi tập huấn là dịp, là cơ hội để các hộ nuôi cá các xã được học tập kiến thức mới, chia sẻ kinh nghiệm thực tế và trao đổi giải đáp các thắc mắc, các tình huống hay gặp phải trong quá trình nuôi với cán bộ kỹ thuật, với các hộ nuôi khác. Các hộ tham gia mô hình tiếp thu được những kiến thức cơ bản về nuôi cá yên tâm đầu tư và thực hiện mô hình.
Mô hình là nơi tham quan và học hỏi kinh nghiệm cho bà con nuôi thủy sản trên địa bàn xã và các xã lân cận. Đây là mô hình nuôi thủy sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đã mở ra cho TP Vinh một tiềm năng khá hiệu quả. Trong những năm tiếp mô hình này sẽ được nhân rộng cho các hộ nông dân trên địa bàn toàn TP để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp người dân xoá đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Theo các nhà vườn chuyên cung cấp bưởi da xanh ở xã Sông Xoài (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu), năm nay sản lượng bưởi phục vụ tết giảm khoảng 40% so với năm ngoái. Bưởi da xanh Sông Xoài được các đầu mối tiêu thụ đánh giá cao bởi mẫu mã đẹp và có chất lượng vượt trội hơn các sản phẩm cùng loại trồng ở nơi khác.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 11 của cả nước ước đạt 175 nghìn tấn, trong đó, khai thác biển ước đạt 160 nghìn tấn.
Với lợi thế là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả, trong những năm 1994 - 1995, thực hiện chủ trương của huyện Đông Triều về việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nông dân 3 xã Việt Dân, Tân Việt, An Sinh đã quyết định phá bỏ những loại cây kém hiệu quả sang trồng na dai.
Ông Nguyễn Văn Đời, nông dân nuôi cá tra ở ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, sau thời gian dài nằm ở mức dưới giá thành sản xuất, tuần qua giá cá tra đã tăng thêm 1.000 đồng/kg giúp nông dân nuôi cá vượt qua ngưỡng thua lỗ, bắt đầu có lời.
Đối với gà thương phẩm, mỗi năm anh xuất chuồng 1 lứa, sản lượng trên 2 tấn, với giá bán 110.000- 120.000 đồng/kg. Đối với đàn gà đẻ, năng suất đạt trên 400 quả trứng/ngày.