Nghệ An Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Israel
Năm 2013, Trạm Khuyến nông thành phố Vinh (Nghệ An) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel.
Mô hình có diện tích 0,3 ha, mật độ thả 3 con/m2 do hộ ông Đinh Quang Hùng ở xã Hưng Lộc - Tp Vinh thực hiện. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 40% con giống, 40 % thức ăn.
Sau 7 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 500 – 600 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%, năng suất đạt 12 tấn/ha. Với giá bán tại thời điểm thu hoạch là 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mô hình thu lãi ròng 36 triệu đồng.
Đạt được kết quả như vậy là do hộ tham gia mô hình đã đầu tư chăm sóc tốt, thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các khâu trong qui trình kỹ thuật đề ra và được sự tận tình hướng dẫn giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật. Trong suốt quá trình nuôi, cá sinh trưởng và phát triển nhanh, kích cỡ tương đối đồng đều.
Chất lượng cá thương phẩm tốt như thịt săn chắc, thơm ngon, ít xương và là đối tượng dễ nuôi, phù hợp với điều kiện nhiều địa phương được nông dân đón nhận nhiệt tình.Thời gian nuôi ngắn tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Đặc biệt là trong suốt quá trình thực hiện mô hình không gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, Trạm khuyến nông TP Vinh đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ tham gia và các hộ nuôi cá ngoài mô hình. Nội dung tập huấn cụ thể là: Đặc điểm sinh học cá rô phi; Quy trình kỹ thuật nuôi rô phi đảm bảo ATVSTP; Kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi.
Qua tập huấn các học viên của lớp, trong đó có hộ tham gia mô hình đã tiếp thu, nắm được các bước, các biện pháp kỹ thuật trong quy trình nuôi cá rô phi lai xa dòng Israel.
Buổi tập huấn là dịp, là cơ hội để các hộ nuôi cá các xã được học tập kiến thức mới, chia sẻ kinh nghiệm thực tế và trao đổi giải đáp các thắc mắc, các tình huống hay gặp phải trong quá trình nuôi với cán bộ kỹ thuật, với các hộ nuôi khác. Các hộ tham gia mô hình tiếp thu được những kiến thức cơ bản về nuôi cá yên tâm đầu tư và thực hiện mô hình.
Mô hình là nơi tham quan và học hỏi kinh nghiệm cho bà con nuôi thủy sản trên địa bàn xã và các xã lân cận. Đây là mô hình nuôi thủy sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đã mở ra cho TP Vinh một tiềm năng khá hiệu quả. Trong những năm tiếp mô hình này sẽ được nhân rộng cho các hộ nông dân trên địa bàn toàn TP để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp người dân xoá đói giảm nghèo.
Related news
Từ tháng thứ tư trở đi, người nuôi mới thả một lượng rất nhỏ thức ăn tươi để tôm nhanh cứng cáp, sau đó bổ sung thêm thức ăn công nghiệp; đặc biệt trong quá trình cho tôm ăn thức ăn tươi, người nuôi không bỏ thức ăn xuống lồng như cách nuôi truyền thống, mà cho vào túi lưới, bố trí đều trong các ô.
Theo ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nghề nước mắm truyền thống Phú Quốc sau hơn một năm rơi vào tình cảnh lao đao khiến nhiều nhà thùng “treo thùng” thì nay đã hoạt động sản xuất ổn định trở lại và tiếp tục phát triển.
Những năm gần đây, một số nông dân ở huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp. Trong đó có nông dân Lê Minh Vân ngụ ấp Hòa Thới – Định Thành.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay, trà lúa này trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được 45.382ha, chiếm 77% diện tích xuống giống, năng suất ước đạt 6,16 tấn/ha (tăng 5,4% so với cùng kỳ), còn lại 13.555ha lúa ở giai đoạn chắc xanh- chín.
Ông Tâm phấn khởi cho biết giống bưởi đường lá cam Bạch Đằng đã được hệ thống siêu thị Co.opMart thu mua. Hiện Co.opMart Bình Dương đã mua trực tiếp bưởi của gia đình ông với số lượng khoảng 50kg/ tuần, giá 30.000 đồng/kg.