Nghệ An tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP
Tham dự lớp tập huấn này có 35 học viên là nông, ngư dân có nhu cầu học hỏi nuôi tôm theo VietGAP đến từ huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, thành phố Vinh và Hoàng Mai.
Qua 3 ngày tập huấn học viên đã được giảng viên Kim Văn Tiêu - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia truyền tải những kiến thức như: Quyết định ban hành quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP); Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) theo những quy định chung; Nguyên tắc và yêu cầu cần tuân thủ; bộ tiêu chí đánh giá VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (gồm 104 tiêu chí); Các biểu mẫu thực hiện theo Quy phạm VietGAP (bản kê khai các trang trại/các ao đồng sở hữu; đơn xin cấp bổ sung mã số phụ; biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng để xử lý, cải tạo môi trường); Kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản; Quy định về bảo quản thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; Bản đánh giá mối nguy về an toàn vệ sinh thực phẩm; Sổ theo dõi xử lý xác tôm chết, chất thải, tiêu hủy hóa chất quá hạn sử dụng; Hồ sơ mua hàng nhập kho và xuất bán; Nhật ký ao nuôi tôm; Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP.
Đặc biệt, các học viên được tham quan mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thực hiện theoVietGAP đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhằm học tập những kinh nghiệm quý báu của những chủ mô hình nuôi tôm giỏi, từ đó hướng tới cái nhìn tổng quát hơn, thực tế hơn để triển khai tốt tại địa phương trong vụ nuôi tới.
Related news

Tập trung lực lượng tài công, anh em bạn ghe giàu kinh nghiệm, các chủ tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở Vũng Tàu, Long Hải, Phước Tỉnh đã tổ chức nhiều chuyến khai thác ngư trường vùng biển Trường Sa.

Người dân vùng ngọt Cà Mau từ trước đến nay trải qua nhiều thăng trầm với con cá bổi. Cũng có người thu về tiền tỷ và cũng có người phải lâm nợ từ vật nuôi này.

Sau khi bão số 14 (Haiyan) vừa đi qua, ngư dân Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung lại chuẩn bị ngư cụ, hối hả vươn khơi đánh bắt, với hy vọng bù lại thiệt hại của những chuyến biển dở dang vì bão.

Sau gần 1 năm triển khai, đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa” đã ghi nhận những kết quả bước đầu: tạo được nguồn giống nhân tạo, đạt hiệu quả khá cao về kinh tế.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng mô hình thí điểm nuôi cá đối trong ao nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Thấy rõ hiệu quả, năm 2013 bà con ngư dân mở rộng diện tích nuôi, không những cải thiện môi trường ao nuôi mà còn cho lợi nhuận cao.