Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Tôm Lại Điêu Đứng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngành Tôm Lại Điêu Đứng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 19/05/2012

Ngành nuôi và chế biến xuất khẩu tôm đang đứng trước khó khăn hơn bao giờ hết khi phải đối mặt với dịch bệnh ngày càng phức tạp, thị trường bị thu hẹp, thiếu vốn để sản xuất...

Cú “đúp” dịch bệnh, rớt giá

Mấy tháng nay, giá tôm ở ĐBSCL lao dốc không phanh. Hiện tại, ở các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau… giá tôm sú nguyên liệu loại 20 con/kg chỉ còn 190.000 - 200.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 140.000 – 160.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 130.000 đồng/kg; giảm từ 50.000 – 70.000 đồng/kg tùy loại so với đầu năm.

Tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg cũng giảm từ 105.000 -110.000 đồng/kg xuống còn 75.000 đồng/kg. Đây là mức giá tôm nguyên liệu giảm cao nhất từ trước đến nay. Sau những trận dịch bệnh làm tôm chết hết, người nuôi tôm lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần chưa kịp gượng dậy, nay gặp giá bán lại giảm khiến họ đã “rách” càng thêm “nát”.

Ông Nguyễn Văn Phương, có 10 đầm nuôi tôm trên 3ha ở thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, lo lắng: "Mỗi năm gia đình tôi thu hoạch trên 20 tấn tôm. Chỉ cần giá bán chênh lệch 50.000 đồng/kg thì đã mất 1 tỷ đồng. Khó khăn, vất vả cả năm, đến khi thu hoạch giá cả thấp như thế này thì chúng tôi sạch vốn mất".

Khốn khổ hơn, gia đình anh Lê Văn Tâm ở Bình Đại, Bến Tre, sau khi thả nuôi tôm đợt đầu năm bị dịch bệnh chết hết, sạch cả vốn, phải vay nợ để mua con giống, thức ăn, thuốc men gầy lại đợt mới. “Giá cả mọi thứ đều lên nhưng gia đình phải cắn răng cầm cố cả cái nhà để vay nợ. Nghĩ rằng tôm do dịch bệnh chết nhiều, nguyên liệu thiếu, mình gầy lại đợt mới sẽ kiếm lời to. Ấy thế mà nay tôm lại rớt giá thê thảm, cầm chắc lỗ, gia đình mai mốt không biết sẽ sống ra sao đây?” - anh rầu rĩ.

Thị trường bị thu hẹp

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nguyên nhân giá tôm trong nước giảm do giá và hợp đồng xuất khẩu giảm, bởi tình hình tài chính kinh tế khó khăn, kế hoạch chi tiêu của nhiều nước cắt giảm, người tiêu dùng thế giới đang chuyển qua dùng các loại thực phẩm rẻ tiền hơn. Trong khi đó, đây cũng đang là thời điểm một số nước như Thái Lan, Philippines đang thu hoạch tôm ồ ạt và trúng mùa; Ấn Độ có tôm tồn kho nhiều cũng đang đẩy hàng ra khiến cho tôm Việt Nam càng gặp sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, do tình hình dịch bệnh nên chất lượng tôm cũng giảm sút. Các nước nhập khẩu theo đó càng siết chặt an toàn vệ sinh thực phẩm khiến thị trường xuất khẩu càng bị thu hẹp. “Không chỉ thu vào với mức giá thấp, các doanh nghiệp (DN) mua tôm cũng dè chừng, tuyển chọn tôm rất kỹ bởi họ lo ngại tôm nhiễm chất kháng sinh” – ông Hòe nói.

Không những thế, một nguyên nhân khác, mà các DN cho rằng đây mới là nguyên nhân chính làm giá tôm giảm, là do các DN đã hết tiền mua tôm. Giống như bên ngành cá tra, các DN chế biến xuất khẩu tôm từ đầu năm đến giờ cũng đối mặt với việc ngân hàng đòi nợ cũ và siết chặt tín dụng trong việc cho vay mới, khiến họ gặp khó khăn về vốn nên chỉ thu mua cầm chừng để chế biến cho các đơn hàng đã ký kết, chứ không dám thu mua chế biến để dự trữ như trước đây.

Ông Lý Văn Thuận - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau cho biết, trong số 37 nhà máy, xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh thì hiện hơn 60% chỉ còn hoạt động cầm chừng. Trong đó có khoảng 11 nhà máy đang đứng trước nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào. Còn tính chung cả ngành thủy sản ĐBSCL thì hiện có tới 300 nhà máy chế biến xuất khẩu đã ngừng hoạt động.

Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tự Xúc Tiến Thương Mại Nông Dân Tự Xúc Tiến Thương Mại

Mới sáng sớm, anh Nguyễn Hữu Tâm, Chủ nhiệm Tổ hợp tác trái cây Việts (Chợ Lách, Bến Tre) đã bấm điện thoại cho chúng tôi phấn khởi báo tin vui: “Các nhà vườn trong Tổ hợp tác hiện đang tập trung đóng lô hàng chôm chôm cấp đông đầu tiên lên tới hàng trăm tấn để xuất sang Hàn Quốc. Khi xuất xong lô hàng này chắc chắn sẽ mở thêm cơ hội cho nhiều loại trái cây khác nữa”.

27/06/2014
Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Thủy Lợi Nhìn Từ Thanh Sơn Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Thủy Lợi Nhìn Từ Thanh Sơn

Năm đầu tiên thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, số diện tích hoàn tất thủ tục được thụ hưởng chính sách cấp bù thủy lợi phí mới có 30.100ha, số kinh phí cấp 13,4 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở số diện tích do Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý, đến năm 2010 nâng lên 75.243ha, kinh phí 63,6 tỷ đồng. Năm nay, dự kiến diện tích đưa vào quản lý gần 90 ngàn ha, kinh phí đề nghị cấp gần 100 tỷ đồng.

28/11/2014
Vụ “Ồ Ạt Săn Địa Sâm Bán Sang Trung Quốc” Ngăn Cấm Triệt Để Vụ “Ồ Ạt Săn Địa Sâm Bán Sang Trung Quốc” Ngăn Cấm Triệt Để

Theo ông Bình, sở dĩ phải chờ câu trả lời của Bộ là do việc quản lý khai thác trùn biển đang có mâu thuẫn ở 2 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN-PTNT là cho phép khai thác trùn biển từ 10 cm trở lên và cấm khai thác hoàn toàn.

27/06/2014
Nuôi Cua Bể... Chờ Giá Nuôi Cua Bể... Chờ Giá

Ông Đoàn Văn Chính, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cái Nước cho biết, diện tích nuôi cua kết hợp một số đối thượng khác của huyện đạt trên 6.000 ha, hiện đang trong thời gian thu hoạch nhưng bà con chưa mặn mà do giá thấp.

28/11/2014
Sức Hút Của Thanh Long Sức Hút Của Thanh Long

Trải qua hành trình cả trăm năm, thanh long - loại cây ăn trái có nguồn gốc từ sa mạc đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực có lợi thế phát triển, xuất khẩu bậc nhất của Việt Nam. Song, cũng như nhiều loại cây ăn trái khác, thanh long đã trải qua những bước thăng trầm; điệp khúc “được mùa rớt giá” vẫn cứ lặp đi lặp lại và đang đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết.

27/06/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.