Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Chăn Nuôi Việt Nam Đổi Mới Để Tự Cứu Mình

Ngành Chăn Nuôi Việt Nam Đổi Mới Để Tự Cứu Mình
Ngày đăng: 11/02/2014

Năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh.

Thiếu bền vững

Có thể nói năm 2013 là một năm đầy khó khăn đối với ngành chăn nuôi bởi giá bán sản phẩm xuống thấp trong một thời gian dài, thậm chí có thời điểm còn xuống dưới mức giá thành sản xuất. Đơn cử như thời điểm tháng 6/2013, giá gà công nghiệp chỉ ở mức 18.000 đồng/kg ở miền Nam và 26.000 đồng/kg ở miền Bắc khiến cho nhiều nông dân, chủ trang trại bị thua lỗ. Mọi hy vọng của người chăn nuôi đổ dồn vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.

Tuy nhiên, mức giá xuất chuồng lợn, gà cũng chỉ nhích lên không đáng kể. Trong đó, giá lợn hơi ở miền Bắc dao động từ 52.000 - 58.000 đồng/kg, giá gà ta thả vườn là 85.000 - 90.000 đồng/kg, giá gà công nghiệp chỉ ở mức 29.000 - 30.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp, chi phí đầu vào, nhất là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi lại ngày càng tăng. Bên cạnh đó chi phí thú y của chăn nuôi nước ta còn cao, hiện chiếm khoảng 5 - 10% chi phí sản xuất. Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng nhìn nhận, khó khăn lớn nhất của ngành chăn nuôi hiện nay là thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để tạo ra một chuỗi liên kết ổn định. Do đó, thu nhập, giá trị gia tăng chưa lớn, gây khó khăn cho người chăn nuôi và tạo ra tâm lý không muốn tái đàn, dẫn tới giá cả biến động.

Theo TS Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện Chăn nuôi, ngành chăn nuôi Việt Nam đang tồn tại ba yếu điểm cần khắc phục. Thứ nhất là phát triển không bền vững về năng suất, giá cả. Thứ hai, chất lượng một số giống vật nuôi thấp. Đơn cử, chỉ tiêu sinh sản của lợn giống nước ngoài là khoảng 25 - 26 con/lứa nhưng ở Việt Nam mới chỉ đạt 17 - 20 con/lứa.

Thứ ba, hình thức tổ chức sản xuất của ngành chăn nuôi còn cũ, manh mún và bị cắt khúc nên hiệu quả kinh tế không cao. "Muốn tồn tại và phát triển bền vững, ngành chăn nuôi trong nước buộc phải thay đổi" - TS Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.

Đẩy mạnh tái cơ cấu

Theo các chuyên gia, ngành chăn nuôi trong nước sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngày càng khốc liệt hơn khi Việt Nam ký Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến vào đầu năm 2014 và Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2015. Khi đó thuế suất nhập khẩu sản phẩm thịt sẽ về mức 0%.

Trước bối cảnh này, ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Cục sẽ tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi, phát triển chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, ưu tiên vấn đề nâng cao chất lượng con giống và xây dựng hành lang pháp lý để tăng cường quản lý các loại giống đang lưu hành.

Dự kiến trong năm 2014, Cục Chăn nuôi sẽ triển khai những biện pháp khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu chọn tạo giống và nhập các loại giống tiên tiến trên thế giới về để lai tạo ra bộ giống tốt. Qua đó, từng bước giúp sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam có sức cạnh tranh tốt hơn.

Bên cạnh đó, cơ cấu giống vật nuôi cũng cần được chuyển dịch theo hướng tập trung vào nhóm sản phẩm ít bị cạnh tranh như gà lông màu thay cho gà lông trắng… Đặc biệt, xây dựng liên kết theo chuỗi để giảm thuế và chi phí chăn nuôi cho người nông dân.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cũng lưu ý, nếu không có sự chuẩn bị quyết liệt, có thể ngành chăn nuôi sẽ bị thua ngay trên sân nhà. Vì vậy, ông Tám yêu cầu trong năm 2014, Cục Chăn nuôi phải sớm hoàn thành, trình Bộ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.

Đồng thời, tổ chức tốt sản xuất, hoàn thiện các văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý ổn định cho sản xuất khi hội nhập. Bên cạnh đó tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các vi phạm trong lĩnh vực chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Sinh Thái Hướng Mở Kinh Tế Vùng Rừng Ngập Mặn Nuôi Tôm Sinh Thái Hướng Mở Kinh Tế Vùng Rừng Ngập Mặn

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả của huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Hiện nay, huyện đã có trên 5.270ha được công nhận tôm sinh thái, còn lại khoảng 5.000ha đang đề nghị công nhận trong thời gian tới.

12/05/2014
Cá Tra Xuất Khẩu Tăng, Còn Diện Tích Nuôi Lại Giảm Cá Tra Xuất Khẩu Tăng, Còn Diện Tích Nuôi Lại Giảm

Xuất khẩu phục hồi, giá cá tra nguyên liệu tăng trở lại trong hơn một tháng qua, nhưng người nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn rất dè chừng, không dám đầu tư khôi phục sản xuất.

12/05/2014
Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) Phấn Đấu Đạt 50% Diện Tích Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) Phấn Đấu Đạt 50% Diện Tích Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Đến nay, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được 4.200 ha, trong đó xã Hàm Minh 861 ha, xã Hàm Thạnh 612 ha, xã Hàm Mỹ 539 ha, thị trấn Thuận Nam 494 ha, xã Mương Mán 441 ha, xã Hàm Cường 396 ha.

30/05/2014
Mùa Nhãn Nở Hoa Mùa Nhãn Nở Hoa

Cuối tháng Tư, từ thành phố Yên Bái bầu trời nặng nước từ sau tết khiến cả vùng đầy ẩm ướt và nồm nhưng vượt qua đèo Ách, nắng bừng lên làm lòng người rộn rã. Ơ kìa! Hoa nhãn đã nở rộ dọc quốc lộ 32, ong lấy mật mùa này đủ mật ngọt…

12/05/2014
Nấm Rơm Dễ Trồng, Thu Nhập Khá Nấm Rơm Dễ Trồng, Thu Nhập Khá

Những năm qua, huyện Thới Bình đã mở rộng nhiều mô hình sản xuất mới để giúp nông dân có cuộc sống ổn định, trong đó, mô hình trồng nấm rơm ở xã Thới Bình được xem là hiệu quả nhất, bởi vốn đầu tư ít, mau thu hoạch và mang lại lợi nhuận cao.

30/05/2014