Nông dân Phương Hải trồng dưa hoàng kim cho thu nhập cao
Bên cạnh diện tích cây lúa với gần 476 ha và một số ít các loại như đậu xanh, đậu phộng... thì cây dưa Hoàng kim được bà con trồng tập trung nhiều trên cánh đồng “Bầu cổng” thuộc thôn Phương Cựu 3, chủ yếu được chuyển đổi từ đất sản xuất lúa kém hiệu quả. Được biết, cây dưa Hoàng kim “bén duyên” với vùng đất này được khoảng 3 năm nay.
Ban đầu chỉ có vài hộ trồng thì giờ đây đã có hàng chục hộ tham gia trồng loại cây này với diện tích gần 7 ha. Đến nay, đã khẳng định được ưu điểm vượt trội, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Đưa chúng tôi ra thăm diện tích trồng cây dưa Hoàng kim trên chân ruộng, anh Võ Nguyễn Trường Sơn, thôn Phương Cựu 3 cho biết: Trước đây với diện tích 1 ha đất sản xuất lúa, kinh tế gia đình chỉ ở mức ổn định. Qua tìm hiểu, học hỏi, đầu năm 2014, anh chuyển toàn bộ diện tích lúa sang trồng cây dưa Hoàng kim. Nhờ chăm sóc chu đáo và áp dụng đúng kỹ thuật, nên năng suất bình quân đạt từ 1,5 đến 2 tấn/sào.
Với giá bán hiện nay từ 12 - 15 ngàn đồng/kg, nếu trừ các khoản chi phí, gia đình anh Sơn thu lãi gần 80 triệu đồng/vụ, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Cũng như anh Sơn, nhờ chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa Hoàng kim nên kinh tế gia đình anh Võ Trường Sanh cũng đã có cuộc sống ổn định.
Anh Sanh chia sẻ: Gia đình anh có 6 sào dưa Hoàng kim, hiện đang bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, cây dưa Hoàng kim phát triển tốt, ít sâu bệnh, thu hoạch đến đâu, bán hết đến đó. Giá bán hiện nay ở mức 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có lãi trên 15 triệu đồng/sào/vụ, nên rất phấn khởi.
Ông Trần Văn Tiến, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Phương Hải cho biết: Cây dưa hoàng kim hiện đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho người nông dân.
Tuy nhiên, ngoài phát triển thế mạnh ở địa phương là làm muối và nuôi trồng thủy sản thì cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực nên chủ trương của xã là chỉ vận động bà con chuyển đổi một phần diện tích lúa ở những nơi gò đồi, thiếu nước tưới sang trồng dưa Hoàng kim với quy mô vừa phải, không phát triển thêm diện tích vì lo lắng “đầu ra” không ổn định.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phiền hà đã làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) trong nước thiệt hại nhiều do phải lưu hàng tại cảng. Có doanh nghiệp cho hay, chi phí lưu container có khi lên tới vài chục tỉ đồng mỗi năm và doanh nghiệp không thể kiểm soát được chi phí này.
Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa gửi văn bản tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ đề nghị tăng cường các biện pháp chống nóng cho vật nuôi.
Ngày 18/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị "Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mía đường Việt Nam" với sự tham gia của đại diện nhiều DN mía đường trên cả nước.
Những ngày qua, nông dân bắt đầu cày ải, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt mầm bệnh hại lúa. Đối với những vùng trũng, thường bị ngập úng, nông dân đã chủ động gieo khô trước khi nước về.
Nhờ sáng kiến trồng rau ngót dưới tán hồ tiêu trên diện tích 7 sào đất nhà mình, ông Nguyễn Xuân Khoa, một nông dân ở ấp 3A, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có thu nhập thêm mỗi năm từ 60 - 70 triệu đồng.