Ngành chăn nuôi trước thách thức hội nhậpNgành chăn nuôi trước thách thức hội nhập
Mục đích chính của đề án này nhằm phát huy lợi thế và khả năng sản xuất vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng để chủ động hội nhập.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa những mục tiêu này là chuyện không hề đơn giản và cần có những giải pháp cụ thể, kịp thời, nhất là khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được 12 nước thành viên, trong đó có Việt Nam thống nhất những điều khoản cuối cùng.
Tái cơ cấu, tăng sức cạnh tranh
Hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước đang bộc lộ yếu điểm lớn nhất là thiếu tính liên kết giữa các khâu trong chăn nuôi. Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Bộ NN - PTNT đã đặt ra nhiều nội dung cần thiết để giải quyết thách thức trên, trong đó, giải pháp về tái cơ cấu chuỗi ngành hàng chăn nuôi được xem là nhiệm vụ cấp bách nhất.
Bởi hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa những nhà sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi và quá trình tiêu thụ, chế biến sản phẩm.
Hệ quả nhãn tiền là ngành chăn nuôi trong nước đang phát triển thiếu bền vững. Làm thế nào để xây dựng được một chuỗi liên kết khép kín giữa các nhóm đối tượng trên đang là bài toán cần sớm tìm ra đáp án.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN – PTNT cho rằng:
“Việt Nam đang có tám triệu hộ chăn nuôi gia cầm, bốn triệu hộ chăn nuôi heo, vì thế, chúng ta cần phải có chính sách, định hướng để các hộ này thành lập nên tổ hợp tác, hợp tác xã để có thể tạo ra được sự liên kết giữa các khâu trong chăn nuôi...”.
Một vấn đề quan trọng khác cũng được đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi đặt ra, đó là giải quyết những bất cập về liên quan đến khâu giết mổ, chế biến.
Theo Cục Chăn nuôi, tại nhiều tỉnh, thành, một số lượng lớn lò mổ không đạt chuẩn, lò mổ lậu vẫn đang hoạt động. Điều này khiến các lò mổ đúng tiêu chuẩn không thể cạnh tranh nổi, do vậy, rất ít doanh nghiệp, cá nhân chịu đầu tư xây dựng các lò mổ tự động, bán tự động.
Bên cạnh đó, đang có quá ít doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm chăn nuôi sau giết mổ.
Ngoài mối lo về an toàn vệ sinh thực phẩm, những nghịch lý trên vô hình chung khiến mối liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong chăn nuôi đã yếu lại càng yếu hơn.
Ông Nguyễn Văn Trọng cho biết thêm:
“Vấn đề bây giờ là phải vận động, tuyên truyền người dân nên tiếp cận các sản phẩm thịt đông lạnh, nếu làm được, điều này sẽ giúp vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được giải quyết tốt, việc truy xuất nguồn gốc cũng được bảo đảm và tất nhiên, tình trạng như sử dụng chất cấm cũng sẽ được hạn chế…”.
Ngành chăn nuôi trong nước được cảnh báo sẽ gặp nhiều thách thức khi các Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước sẽ được ký kết.
Theo các nhà chuyên môn, để tránh nguy cơ thua ngay trên sân nhà trước các sản phẩm thịt ngoại nhập, việc thực hiện các giải pháp để tăng sức cạnh tranh nội địa là chưa đủ.
Vấn đề quan trọng hơn là phải làm thế nào để thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt trong nước sẽ được xuất khẩu với số lượng lớn, đều đặn để tìm kiếm cơ hội cạnh tranh và mở rộng thị phần tại các thị trường ngoài nước.
“Chúng ta cần có những cơ chế, chính sách hợp lý để hình thành nên các vùng chăn nuôi hợp lý.
Có thể sẽ phân vùng, nơi nào chăn nuôi phục vụ thị trường trong nước, nơi nào hình thành để phục vụ nhu cầu xuất khẩu… trên cơ sở đó mới bảo đảm được sản lượng thịt lớn và đều đặn, nhằm phục vụ tốt cho việc xuất khẩu”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nói.
Những mô hình liên kết
Hiện nay, năng suất chăn nuôi của Việt Nam đang thấp hơn so với các nước khách trên thế giới. Điều này thể hiện rõ nhất qua chất lượng đàn nái.
Cụ thể ở Mỹ, một con nái sinh sản trung bình 24 heo con một năm. Còn tại Việt Nam chỉ khoảng 16 con heo con/heo nái một năm.
Thêm vào đó, do phải nhập nguyên liệu thức ăn, nên giá thành chăn nuôi nước ta đang cao hơn gần 20% so với các nước khác.
Những thống kê trên cho thấy, việc cải thiện năng suất chăn nuôi cũng là một vấn đề mang tính cấp bách đặt ra cho ngành chăn nuôi trong nước, nếu như không muốn chịu bất lợi khi tiến trình hội nhập đã cận kề.
Trong những giải pháp để khắc phục những hạn chế tồn tại của ngành chăn nuôi, một giải pháp được xem như đột phá hiện nay là xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị của ngành chăn nuôi.
Thực tế, tại các địa phương ở vùng trọng điểm chăn nuôi của cả nước đã xuất hiện hai hình thức liên kết đặc trưng là liên kết theo đường đi sản phẩm của người sản xuất đến người tiêu dùng (liên kết dọc) và liên kết các đối tượng cùng tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh (liên kết ngang).
Trong mô hình liên kết dọc, doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo đảm thị trường tiêu thụ.
Còn người chăn nuôi nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất đai của họ.
Hệ thống giết mổ tự động tại Công ty Bình Minh, huyện Trảng Bom (Đồng Nai).
Điển hình cho chuỗi liên kết này là chuỗi liên kết của Công ty TNHH MTV Bình Minh (Công ty Bình Minh) với các hộ chăn nuôi gia cầm tại Đồng Nai.
Về tiêu thụ sản phẩm, một năm công ty này bao tiêu hơn 4,2 triệu con gà của các hộ chăn nuôi để tiêu thụ, tương ứng bảy triệu tấn gà thịt. Theo đó, Công ty Bình Minh đầu tư con giống, thức ăn, quy trình nuôi, phòng bệnh...
Công ty thu mua lại sản phẩm gà lông rồi giết mổ, sơ chế phân phối ra thị trường tiêu thụ.
Ông Dương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Bình Minh nói:
“Để các chuỗi liên kết được bền vững, các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, tăng cường kiểm tra, chỉ cho phép những cơ sở sản xuất giống đạt tiêu chuẩn mới được sản xuất và kinh doanh con giống.
Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến cần quản lý hiệu qủa công tác quản lý an toàn thực phẩm, bảo đảm có sự khác biệt giữa sản phẩm được sản xuất an toàn và chưa an toàn vệ sinh thực phẩm để người tiêu dùng lựa chọn”.
Cần thẳng thắn nhìn nhận, trong quá trình phát triển chăn nuôi theo liên kết chuỗi giá trị hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại, chưa được tháo gỡ, như: chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm.
Các chế tài ràng buộc sự liên kết còn lỏng lẻo, quy mô hẹp, mới dừng lại ở mức độ mô hình… đó là lý do khiến cho mối liên kết thiếu tính bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa trên, đặc biệt đối với các trường hợp gieo cấy sớm. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Như một cơ duyên, vùng đất Dốc Đá Trắng, thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có địa chất, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp với cây tỏi sẻ Lý Sơn nổi tiếng của Quảng Ngãi. Vài năm nay, những hộ dân mạnh dạn đầu tư trồng tỏi sẻ đã có những vụ mùa bội thu.
Chị Nguyễn Thị Mậu, xã viên HTX Tiền Lệ cho biết, từ Mùng 5 Tết, người dân bắt đầu thu hoạch rau đem bán nhưng phải từ Mùng 10 trở đi, lượng hàng bán ra mới nhiều. Hiện tại, mỗi ngày, gia đình chị Mậu thu hoạch được khoảng gần 100kg rau các loại. "Giá các loại rau ăn lá trung bình khoảng 10.000 - 13.000 đồng/kg, tương đương thời điểm áp Tết chứ không tăng đột biến" - chị Mậu cho biết.
Thấy dừa xiêm đỏ cho hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục cải tạo, lên liếp số đất còn lại và trồng hết dừa xiêm đỏ. Tính đến nay, gần 1ha đất lúa của gia đình anh, được thay thế bằng vườn dừa xiêm đỏ. Cứ đến đợt thu hoạch là thương lái tìm đến tận nhà thu mua với giá luôn cao hơn so với những loại dừa khác.
Không nắm bắt nhu cầu thật sự, nên phần lớn nông dân trồng dưa hấu Tết hàng năm đều chủ yếu dựa theo sự phán đoán thị trường. Và mỗi Tết lại phập phồng lo sợ: dưa hấu thừa hàng dội chợ, giá cả rẻ bèo. Để rồi tết năm nay, không ít nông dân lẫn thương lái mất Tết vì thua lỗ nặng.