Ngành chăn nuôi sẽ chịu thiệt nhất từ TPP và AEC
Ngày 9-9, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, kinh tế trưởng Nhóm nghiên cứu “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Công đồng kinh tế ASEAN (AEC) lên ngành chăn nuôi Việt Nam" cho rằng: “Ngành chăn nuôi không được coi là một ngành có lợi thế cạnh tranh, dễ chịu tác động tiêu cực nhất từ các hiệp định thương mại tự do.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố hôm nay cho thấy, sản xuất nhỏ lẻ, lệ thuộc nhập khẩu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thấp, liên kết lỏng lẻo dẫn đến năng suất thấp, sức cạnh tranh yếu, gây bất lợi cho thương mại khi hội nhập.
Sản xuất trong nước sẽ bị thu hẹp do cạnh tranh chính đến từ các nước tham gia TPP, đặc biệt là ngành thịt. Trong khi người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu sẽ được hưởng lợi nhất khi nền kinh tế hội nhập.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, quy mô chăn nuôi bò sữa phần lớn là các nông hộ với số lượng nuôi chỉ vài con, sẽ phải chịu thiệt hại nhiều nhất, do họ có vị thế thấp, không có khả năng đàm phán về giá. Giá thu mua sữa đều do các công ty quyết định.
Bên cạnh đó, họ chưa chủ động được hoàn toàn nguồn thức ăn, trong khi việc hỗ trợ từ Nhà nước còn chậm. Nhóm thứ hai là nhóm hợp tác xã bị ảnh hưởng nhẹ hơn, do có sự liên kết giữa các hộ chăn nuôi để nâng cao vị thế đàm phán.
Nhóm có khả năng cạnh tranh cao là các trang trại quy mô lớn, có công nghệ hiện đại, giúp giảm giá thành sản xuất, tự chủ nguồn thức ăn, bảo đảm chất lượng, VSATTP.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, thị trường bò thịt cũng sẽ chịu tác động tiêu cực, nhưng tác động sẽ nhẹ và chậm hơn do thói quen tiêu dùng. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, quy mô sản xuất bò thịt cũng phần nhiều là nông hộ nhỏ.
Vì vậy các thương lái đóng vai trò rất quan trọng và là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các trang trại chăn nuôi lớn. Các thương lái thành lập hoặc liên kết với các lò mổ nhỏ để giảm giá thành, trong khi các lò mổ lớn đòi hỏi đầu tư lớn, quy trình bảo đảm VSATTP chặt chẽ.
Thói quen sử dụng thịt “nóng”, thịt tươi mà ít sử dụng thịt động lạnh nhập khẩu sẽ làm giảm tác động lên ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm sau hội nhập. Tuy nhiên, bà Thu Hằng cảnh báo, thói quen này sẽ thay đổi theo thời gian, vì ngày càng nhiều coi trọng VSATTP hơn, họ sẽ chuyển sang ăn các loại thịt đông lạnh vì sự an toàn hơn.
Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị để nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của các sản phẩm trong nước là cần chú trọng khuyến khích đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, đi cùng với hệ thông giết mổ tập trung và phân phối, bán lẻ có làm lạnh.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, chăn nuôi quy mô nông hộ không nên được khuyến khích quá đà. Các hỗ trợ nông dân nên tập trung chủ yếu vào chuyển đổi từ nhỏ sang lớn, nhờ liên kết thông qua hợp tác xã, hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác.
Tại diễn đàn, ông Okiura Fumihiko, Phó trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Cơ quan giúp đánh giá tác động TPP và AEC lên ngành chăn nuôi Việt Nam) cho rằng, trong khi Viêt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, thì ngành chăn nuôi lại đang tụt lại phía sau, đặc biệt sau khi Cộng đồng ASEAN hình thành và gia nhập TPP.
Vì vậy, vị chuyên gia người Nhật nhấn mạnh, sự tham gia của khu vực tư nhân là vô cùng quan trọng và không thể thiếu, nếu Việt Nam muốn phát triển ngành này. Ông Okiura Fumihiko nói: “Vai trò của Chính phủ ở đây không phải là dẫn dắt, mà chỉ nên hỗ trợ khối tư nhân phát triển nông nghiệp”.
Có thể bạn quan tâm
Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.
Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).
Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...
Giá gà nhập khẩu vào các siêu thị rẻ, lượng nhập lớn, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi cao, nhiều rủi ro trong dịch bệnh là nguyên nhân khiến người nuôi gà theo mô hình trang trại, gà công nghiệp trong tỉnh Nghệ An đang bị “lép vế”.
Những năm gần đây, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã có nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà như: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh, Trung ương mời chuyên gia chăn nuôi đầu ngành về tập huấn, hướng dẫn, xây dựng quy trình chăn nuôi gà, quản lý tốt đầu vào, như thức ăn, thuốc thú y, con giống.