Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành chăn nuôi sản xuất quy mô lớn nhiều ưu đãi vẫn kém hấp dẫn

Ngành chăn nuôi sản xuất quy mô lớn nhiều ưu đãi vẫn kém hấp dẫn
Ngày đăng: 27/08/2015

Đến nay, những quy định mang tính ưu đãi cao trong Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn liên quan đến ngành chăn nuôi vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Đầu vào là vậy, giải quyết căn cơ khâu đầu ra vốn nhiều gian nan có thể là câu trả lời cho vấn đề.

Nhằm đẩy mạnh tiến trình quy hoạch lại hệ thống chế biến, giết mổ với việc chuyển từ nhỏ lẻ sang quy mô bán công nghiệp và công nghiệp, tăng cường giám sát, kiểm tra và xây dựng quy chuẩn nhập động vật sống về giết mổ bảo đảm vệ sinh môi trường, phương pháp giết mổ nhân đạo, Nghị định 210 đã dành Điều 10 qui định về những hỗ trợ cho các dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc có quy mô tập trung.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về vốn xây dựng hạ tầng, điện nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.Những ưu đãi này theo các chuyên gia, có thể nói là rất đáng kể trong bối cảnh kinh tế hiện nay và một số doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đáp ứng được việc xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, song trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp vẫn không mặn mà với thị trường này. Vô hình trung, những ưu đãi nói trên của nhà nước chỉ nằm trên giấy mà không đi vào được cuộc sống. Một nguyên nhân được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư cho biết là rất khó tiếp cận được các ưu đãi này do thủ tục hồ sơ phức tạp, chậm và chưa rõ ràng, chưa biết rõ cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và giám sát.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính ở đây lại là vấn đề đầu ra. Sản phẩm của các cơ sở này đạt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường nhưng chính vì thế mà giá thành cao hơn so với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, sản phẩm của các cơ sở tập trung phải đi kèm với hệ thống phân phối như các siêu thị, cửa hàng có hệ thống làm lạnh đòi hỏi các chi phí không nhỏ.Hơn thế nữa, việc tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm hàng ngày phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ giữa cơ sở chế biến giết mổ và các điểm phân phối. Trong khi đó, đa số người dân vẫn giữ thói quen mua thịt ở chợ cho dù chất lượng và vệ sinh thực phẩm không bằng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, theo thời gian, thói quen này sẽ thay đổi. Điều cần làm trước mắt để khuyến khích các cơ sở giết mổ tập trung là nhà nước cần xem xét, giảm 30% thuế GTGT đối với các cơ sở này.

Tuy nhiên, trách nhiệm chính ở đây là thuộc về các doanh nghiệp. Phát triển thị trường, tạo niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm là điều luôn cần được các doanh nghiệp quan tâm bởi nếu sản phẩm tốt, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm sẽ dần được người tiêu dùng chấp nhận và tin dùng. Khi đó, đầu ra sẽ được bảo đảm, giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế nhờ quy mô và giảm dần giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.

Lâu nay nhiều người cho rằng, sản xuất nhỏ, công nghệ thấp, tiêu thụ nhanh là chìa khóa mang lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, với việc một loạt các hiệp định thương mại tự do đã và sẽ được ký, các hộ, doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ đứng trước nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi. Điều này cũng hoàn toàn đúng với ngành chăn nuôi.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết rốt ráo khâu đầu ra cho sản phẩm của ngành chăn nuôi, các chương trình mang tính quốc gia về khuyến khích tiêu dùng nội địa cần tích hợp các giải pháp phát triển thị trường của doanh nghiệp và nhà đầu tư ngành chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Sú “Trở Lại” Tôm Sú “Trở Lại”

Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2.

19/08/2014
Mưa Trên Diện Rộng Khiến Dừa Tươi Rớt Giá Mạnh Mưa Trên Diện Rộng Khiến Dừa Tươi Rớt Giá Mạnh

Gần nửa tháng nay, mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến thời tiết dịu lại nên nhu cầu dưa tươi làm nước giải khát giảm mạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dừa ở Tiền Giang giảm mạnh từ mức 65.000-70.000 đồng/chục (12 trái) xuống chỉ còn trên dưới 20.000 đồng/chục. Tuy nhiên, giá dừa khô lại có xu hướng tăng nhẹ do sản lượng dừa khô giảm.

19/08/2014
Kim Ngạch Xuất Khẩu Điều Đạt Trên 1 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Điều Đạt Trên 1 Tỷ USD

Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.

19/08/2014
Thành Phố Móng Cái (Quảng Ninh) Tái Cơ Cấu Kinh Tế Thuỷ Sản Theo Hướng Hiện Đại Thành Phố Móng Cái (Quảng Ninh) Tái Cơ Cấu Kinh Tế Thuỷ Sản Theo Hướng Hiện Đại

Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái (Quảng Ninh) có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư dân và nhiều hộ dân đã làm giàu từ nghề này.

19/08/2014
Giao Thịnh (Nam Định) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thuỷ, Hải Sản Giao Thịnh (Nam Định) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thuỷ, Hải Sản

Những năm trước đây, thu nhập của người dân xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, ngoài trồng lúa, xã còn một số diện tích trồng cói, trồng màu. Vì vậy, đời sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp.

19/08/2014