Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ưu Tiên Cứu Trợ Ngành Chăn Nuôi Và Thủy Sản

Ưu Tiên Cứu Trợ Ngành Chăn Nuôi Và Thủy Sản
Ngày đăng: 02/07/2012

Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường.

Vấn đề ưu tiên là đề nghị Chính phủ có các biện pháp cứu trợ ngành chăn nuôi và thủy sản.

Phụ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới

Theo phân tích của Bộ NNPTNT, giá các loại nông sản của nước ta giảm mạnh trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung ở các mặt hàng xuất khẩu, có giá cả phụ thuộc rất lớn vào giá cả của thị trường thế giới. Khi giá cả trên thị trường thế giới suy giảm đã kéo giá nông sản nước ta giảm theo. Trong khi đó, sản xuất trong nước vẫn tiếp tục gia tăng về sản lượng, cộng thêm khó khăn của các doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại nông, lâm, thuỷ sản, càng khiến cho giá các mặt hàng này bị suy giảm nhanh chóng.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Việc thị trường biến động không hẳn là phụ thuộc vào nguyên nhân chủ quan, mà có những nguyên nhân khách quan, nhất là khi ta tham gia rất sâu vào thị trường quốc tế. Do đó, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải làm ra các loại hàng hóa có sức cạnh tranh cao hơn nữa. Đồng thời, chúng tôi đang nỗ lực xúc tiến thương mại, tìm kiếm và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang nhiều thị trường mới để tránh những biến động rủi ro về thị trường”.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, sau khi làm việc với một số địa phương, nhất là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bước đầu Bộ NNPTNT đã họp và báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải để bàn một số giải pháp hỗ trợ thị trường cho các mặt hàng nông sản. Ông Phát cũng cho biết: “Hiện nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo để các bộ làm rõ hơn quy chế thực hiện, theo đó giải pháp đối với từng ngành hàng sẽ khác nhau, từ cây lúa, dừa cho đến cá tra…”.

Cần hàng chục nghìn tỷ đồng

Về việc, nhiều ngành từ lúa gạo, thủy sản đến chăn nuôi đều đưa ra các gói đề xuất hỗ trợ tới hàng nghìn tỷ đồng, ông Cao Đức Phát cho biết: “Đúng là hiện các ngành như thuỷ sản, chăn nuôi đang đề xuất có những gói hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng. Đây là những gói hỗ trợ chủ yếu liên quan đến cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp để họ có thể thu mua các loại sản phẩm của bà con nông dân rồi tạm trữ lại, không để cho nông dân phải bán vội với giá thấp”.

Tập trung hỗ trợ theo 2 nhóm

Về các giải pháp hỗ trợ giá nông sản, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Đối với tất cả các loại cây, con phải tập trung vào hai nhóm: Đầu tiên, là các giải pháp thị trường thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp để thu mua và tiêu thụ thàng hóa trong nước, cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Mặt khác, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các địa phương hướng dẫn và thông tin cho bà con về tình hình thị trường để điều chỉnh phù hợp về quy mô sản xuất chủng loại”.

Cụ thể, theo ông Phát, Bộ NNPTNT đã đưa ra một số giải pháp dự định trình Thủ tướng Chính phủ là: Cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp; gia hạn nợ cho các doanh nghiệp đã vay nhưng chưa trả được và họ vẫn có triển vọng trả nợ trong tương lai; phối hợp tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy phát triển xuất khẩu. Còn ở trong nước, các địa phương sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng về vật tư, con giống, quá trình nuôi để đảm bảo chất lượng. Đồng thời, cũng phải xem xét để hỗ trợ người chăn nuôi có liên quan đến tín dụng. 

Ông Phát cho biết thêm: “Ngoài ra, chúng tôi đã bàn rất nhiều giải pháp cụ thể và thiết thực. Tuy nhiên, tất cả những giải pháp này sẽ được trình Thủ tướng xem xét, quyết định”.

Có thể bạn quan tâm

Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi

Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.

01/10/2012
Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

14/06/2012
Giàu Lên Từ Rắn Hổ Giàu Lên Từ Rắn Hổ

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

02/10/2012
Cá Chua Rớt Giá Mạnh Cá Chua Rớt Giá Mạnh

Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.

15/06/2012
Cua Biển, Tôm Sú Cùng Giảm Giá Cua Biển, Tôm Sú Cùng Giảm Giá

Giá cua biển tại tỉnh Trà Vinh bất ngờ giảm từ mức trên 230.000 đồng/kg xuống chỉ còn khoảng 130.000 đồng/kg trong vòng một tuần qua.

15/06/2012