Ngành Chăn Nuôi Đang Dần Hồi Phục

Tại Hội nghị triển khai công tác chăn nuôi- thú y toàn quốc tổ chức ở Hà Nội sáng nay (26/8), ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhận định: Thị trường và giá một số sản phẩm chăn nuôi dần ổn định, cùng với việc kiểm soát tốt hơn về dịch bệnh, nên sản xuất chăn nuôi đang được khôi phục trở lại.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, dù gặp nhiều khó khăn về tái đàn và dịch bệnh đã làm chậm việc tái đàn trong những tháng đầu năm, nhưng hiện nay ngành chăn nuôi đang được khôi phục và phát triển nhanh, đạt mức tăng trưởng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Ước tính mức tăng của 6 tháng đầu năm 2014 đạt 3% so với mức 1,9% năm 2013, nếu duy trì được tốc độ này thì chăn nuôi năm 2014 sẽ đạt mức trên 5% so với năm 2013.
Cơ cấu sản xuất chăn nuôi chuyển đổi nhanh theo hướng trang trại, hộ lớn, hộ chuyên nghiệp. Các mô hình liên kết trong sản xuất như mô hình chăn nuôi gia công, hợp tác xã và các chuỗi sản xuất khép kín xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, nhiều chính sách mới trong ngành chăn nuôi được ban hành, quản lý chất lượng giống được các địa phương quan tâm….
Bên cạnh kết quả đạt được, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi vẫn còn chưa bền vững, giá trị gia tăng thấp; vốn đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi còn hạn chế; công tác quản lý còn bất cập…
Đến nay mới có 17/63 ban hành hoặc xây dựng kế hoạch hành động về Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi; nhiều địa phương còn lúng túng trong quá trình triển khai đề án về xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện.
Từ thực tế này, một số đại biểu đề xuất: Phát triển ngành chăn nuôi thời gian tới cần chú trọng theo hướng trang trại tập trung áp dụng công nghệ cao; xây dựng chuỗi giá trị trong chăn nuôi.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát nêu rõ: Để phát triển chăn nuôi một cách bền vũng ngành thú y, cần phải tập trung làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm, quản lý thuốc thú y, vấn đề an toàn thực phẩm…
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm ngành chăn nuôi thông qua nâng cao chất lượng con giống...
Related news

Dậu Dương là xã thuần nông của huyện Tam Nông (Phú Thọ) có phần lớn diện tích ruộng cạn đã được chuyển đổi sang trồng hoa màu, cây ăn quả. Cây táo lai được trồng từ lâu ở đây, mùa này dưới gốc táo, hoa màu vẫn xanh tốt nhờ sự năng động của nông dân, biết tận dụng diện tích đất trồng cây ăn quả để tránh lãng phí.

Để tăng nhịp độ nhập khẩu các mặt hàng nông sản, Nga áp mức thuế ưu đãi khoảng 0,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 13,2% trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là “cơ hội kép” để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu (XK) thủy sản vào Nga

Nghề nuôi lươn trong những năm gần đây phát triển mạnh trên địa bàn thị xã Tân Châu nói riêng và tỉnh An Giang nói chung. Tuy nhiên, tình hình bệnh trên lươn nuôi thương phẩm diễn biến ngày càng phức tạp đã gây không ít khó khăn cho việc định hướng và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4- 5% so với năm 2013. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao, lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000- 52.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá lớn.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.