Ngăn Chặn Virus Cúm Gia Cầm Xâm Nhập Vào Việt Nam

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), nguy cơ những chủng virus cúm hiện đang xuất hiện tại Trung Quốc, xâm nhập vào Việt Nam qua các hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới trong thời gian tới là rất cao.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm chiều ngày 21/1, Cục Thú y cho biết, tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) và vùng lãnh thổ Đài Loan đã xuất hiện virus cúm độc lực cao H5N2 làm chết nhiều gia cầm, đồng thời tại nhiều địa phương của Trung Quốc đã phát hiện virus cúm A/H7N9 và virus cúm A/H10N8 trên người. Tại Đài Loan, cơ quan y tế đã phát hiện chủng virus cúm A/H6N1 ở một bệnh nhân nữ.
Theo Cục Thú y, nguy cơ những chủng virus này xâm nhập vào Việt Nam qua các hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới trong thời gian tới là rất cao.
Cục Thú y cũng cho biết dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể, virus cúm gia cầm đã làm chết 9.787 con gia cầm (395 con gà, 9.392 con vịt). Ngay sau khi phát hiện, tỉnh Bắc Ninh đã công bố dịch, triển khai các biện pháp chống dịch trên địa bàn đồng thời tổ chức tiêu hủy toàn bộ số gia cầm trên.
Ngày 20/1, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã xác nhận ca tử vong đầu tiên trong năm 2014 do mắc cúm A/H5N1 (bệnh nhân là nam, 52 tuổi, ở thôn 2, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).
Về dịch lở mồm long móng và dịch lợn tai xanh, hiện chỉ có tỉnh Lạng Sơn đang xuất hiện dịch. Tuy nhiên, do đang là thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, nguy cơ các loại dịch này tái bùng phát là rất cao, do đó việc kiểm soát, phát hiện dịch bệnh kịp thời cần được các địa phương tiếp tục thực hiện. Người chăn nuôi cần đẩy mạnh các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh.
Lãnh đạo Cục Thú y cho biết hiện các đoàn công tác của Cục Thú y, các Cơ quan Thú y vùng đang tập trung lực lượng đi kiểm tra, chỉ đạo công tác chủ động phòng, chống dịch tại các địa phương. Trước đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm đã ra Chỉ thị phòng chống khẩn cấp các dịch cúm A/H5N1, H7N9 và H10N8. Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành tập trung cao độ để triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, Hội LHPN phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) có trên 1.200 hội viên, sinh hoạt ở 32 chi hội, trong đó một số hội viên kinh tế còn khó khăn, đời sống bấp bênh do không có thu nhập ổn định.

Hơn 6 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên, đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên quản lý và chăm sóc gần 3.343ha phân bố tại các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo và TP. Điện Biên Phủ. Công ty đã và đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng vườn cây theo phương châm “chậm và chắc”.

Mức giá trên chỉ áp dụng đối với khối lượng thóc nhập kho tại các đơn vị nêu trong Công văn số 214/TCDT – KH ngày 20/02/2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Đến thời điểm này, dịch cúm A/H5N1 đã cơ bản được khống chế, không tiếp tục bùng phát và lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, tin tốt này cũng không khiến người chăn nuôi phấn khởi khi mà gia cầm và các sản phẩm gia cầm đang rơi vào cảnh “đại hạ giá”…

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm lâm, hiện nay trên địa bàn có hàng ngàn hộ tham gia gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) như rắn, nhím, hươu, lợn rừng...