Ngăn Chặn Kịp Thời Ổ Dịch Cúm Gia Cầm

Như tin đã đưa, trong những ngày qua, tại trang trại chăn nuôi gà của ông Dương Văn Hoàng (làng Ia Tông, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm trên đàn gà. Nhờ phát hiện sớm, ổ dịch cúm gia cầm này đã được các cơ quan chuyên môn tiêu hủy, không để lây lan trên diện rộng.
Những ngày qua, ông Dương Văn Hoàng-chủ trại gà Minh Chi buồn não ruột khi toàn bộ trang trại gồm 12.000 con gà đẻ trứng 10 tháng tuổi và 5.200 con gà hậu bị 6 tháng tuổi bị nhiễm cúm gia cầm. Đàn gà có biểu hiện bất thường bắt đầu từ ngày 1-1-2014, số lượng gà chết không nhiều. Gia đình mua 5.100 liều vắc xin cúm gia cầm về tiêm ngừa nhưng số gà chết vẫn tiếp tục gia tăng trong những ngày tiếp theo. Trước tình hình này, ông đã mời cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần CP đến giúp đỡ phòng- chống dịch bệnh. Tuy nhiên, đến ngày 9-1, gia đình thấy không còn khả năng chữa trị cho đàn gia cầm nên mới báo cho cơ quan Thú y.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Chi cục Thú y tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật xuống nắm bắt thông tin, kiểm tra lâm sàng, mổ khám bệnh, xây dựng phát đồ điều trị… đặc biệt lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm tại cơ quan Thú y vùng V để xác định nguyên nhân. Qua kết quả xét nghiệm đã có 2 mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút cúm A/H5N1. Trước tình hình này, Chi cục Thú y đã báo cáo với Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh, Ban Chỉ đạo huyện Ia Grai và xã Ia Dêr cùng chủ trang trại khẩn trương tiêu hủy 7.101 con gà để tránh lây lan.
Trang trại gà Minh Chi được xây dựng ở khu vực biệt lập, xa khu dân cư đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi và phòng-chống dịch bệnh gia cầm. Ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện đã gây thiệt hại nặng nề cho gia đình. Để chủ động phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan, lực lượng Thú y tỉnh và huyện Ia Grai đã thực hiện nghiêm các quy định về phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tổ chức tiêu độc toàn bộ trang trại, lập chốt cảnh báo… không để lây lan sang các khu vực khác.
Ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho hay: Sau khi nhận được tin báo, đơn vị đã tổ chức các lực lượng chức năng liên quan thực hiện nghiêm các quy định về phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tập trung xử lý phân, chất độn chuồng và tiêu độc toàn bộ khu vực trong và xung quanh trang trại. Chỉ đạo cơ quan Thú y TP. Pleiku và huyện Ia Grai rà soát tình hình dịch bệnh gia cầm trên địa bàn.
Đến nay, đàn gia cầm toàn bộ khu vực này vẫn ổn định và phát triển bình thường. Trong thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục cử cán bộ kỹ thuật giám sát toàn bộ các khu vực có nguy cơ lây lan, giám sát chặt chẽ đàn gia cầm có khả năng cảm nhiễm với cúm A/H5N1… để ngăn chặn không để lây lan trên diện rộng.
Công tác phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm là hoạt động thường xuyên, liên tục. Việc ngăn chặn kịp thời ổ dịch cúm gia cầm dương tính với vi rút H5N1 tại xã Ia Dêr của các lực lượng Thú y và chính quyền địa phương không để lây lan trên diện rộng là việc đáng biểu dương.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đối với cây mít do bà con chưa thực hiện đúng quy trình canh tác và phòng tránh sâu bệnh, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết các loại thiên địch, cộng với thời tiết không thuận lợi, nóng ẩm thất thường, tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng có hại phát triển.

Ông Trần Vững, Phó Chủ tịch UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), cho biết: Giá cá sặc bổi hiện nay giảm quá mạnh. Nhiều hộ dân đã đến thời điểm thu hoạch cá mà không dám lên hầm vì không có lời, còn hộ nào đi vay nợ để làm mô hình này thì lỗ nặng.

Với những con số trên, hiện Thanh Hóa đang là tỉnh có diện tích trồng ngô và năng suất đứng thứ 2 trong toàn vùng Bắc Trung bộ. Hiện tại, cây ngô đang chiếm 10,8% trong diện tích đất nông nghiệp canh tác hàng năm, và chiếm 7% giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của tỉnh.

Tuy nhiên, để đánh bắt chúng thì vẫn chưa có kỹ thuật khai thác nào, ngoài việc dùng máy bơm nước công suất lớn tạo áp lực để thổi”. Ông Bùi Thế Tuân, Phó phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô khẳng định.

Tại chương trình giao lưu “Kết nối nhà khoa học - nông dân” do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và Hội Nông dân H.Cần Giờ (TP.HCM) vừa tổ chức, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và gần 200 nông dân đến từ 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn (H.Cần Giờ).