Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngã Năm Xây Dựng Con Đường Lúa Thơm

Ngã Năm Xây Dựng Con Đường Lúa Thơm
Ngày đăng: 27/11/2014

Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp dài hơn 119 km đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, song song với tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Điểm khởi đầu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và điểm cuối là thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Trong đó, đoạn qua thị xã Ngã Năm dài khoảng 18 km, dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ này đang hình thành vùng lúa đặc sản ST và sẽ trở thành con đường lúa thơm đặc sắc của Sóc Trăng

Tuy diện tích đất trồng lúa chỉ hơn 18.000 ha và diện tích gieo trồng cả năm đạt khoảng 39.600 ha, nhưng thị xã Ngã Năm nổi tiếng là vùng sản xuất lúa thơm ST của Sóc Trăng 

Là vùng đất màu mỡ, thích nghi với các giống lúa thơm đặc sản, đặc biệt là nhóm giống ST, đã tạo nên những mùa vàng bội thu, Ngã Năm đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để phát huy lợi thế này. ST là loại giống trung mùa có thời gian sinh trưởng từ 110 ngày đến 120 ngày nên Ngã Năm quy hoạch sản xuất ở những vùng trũng mỗi năm làm 2 vụ lúa, tập trung ở các phường 1, 2, 3 và một phần ở xã Long Bình, Vĩnh Quới. Bước đầu là xây dựng các mô hình trình diễn giống, tiếp đó là nhân rộng.

Lúa ST nhanh chóng chinh phục nông dân bằng năng suất, chất lượng và lợi nhuận. Nhiều vụ lúa vừa qua cho thấy, dù giá lúa trên thị trường tăng hay giảm thì lúa ST vẫn bán cao giá hơn lúa thường từ 1.000 đến 1.500 đồng 1 kg, có thời điểm chênh lệch giá từ 2.000 đồng trở lên, nên rất hấp dẫn nông dân.

Làm lúa ST, lợi nhuận luôn cao hơn lúa thường từ 20% đến trên 30%. Bà con càng an tâm hơn khi chủ trương của chính phủ về việc xây dựng cánh đồng lớn đang đi vào thực tế. Thị xã Ngã Năm đã xây dựng các cánh đồng lúa lớn tập trung ở các vùng sinh thái với các nhóm giống từ lúa cao sản thường đến lúa đặc sản có sự liên kết với của doanh nghiệp. Trong đó, lúa ST luôn được các doanh nghiệp ưu tiên hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Ông Đoàn Thanh Sơn, nông dân ở xã Long Bình nói: “Lúa thơm bán giá cao, lợi nhuận cao. Mấy vụ gần đây nhờ doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên bà con an tâm hơn, bà con chúng tôi sẽ kiên trì làm lúa thơm”.

Các  mùa vụ gần đây, giống lúa  thơm đặc sản luôn chiếm từ 40% đến 46%/diện tích sản xuất ở Ngã Năm, trong đó lúa ST từ 2.500 ha đến 3.000 ha. Là 1 trong 4 địa phương nằm trong vùng đề án phát triển lúa đặc sản của tỉnh, Ngã Năm nỗ lực hoàn thành kế hoạch. Đến năm 2015, tính theo năm sản xuất  thì  diện tích lúa ST sẽ đạt 7.000 ha.

Ông Lý Thành Sên, nông dân ở xã Vĩnh Quới nói như sau: “Phát triển lúa thơm thì nông dân rất đồng tình vì rất thích lúa này. Nếu có doanh nghiệp bao tiêu thì an tâm hơn, còn nếu không có doanh nghiệp bao tiêu thì nông dân cũng làm vì cho lợi nhuận cao”.

Vụ đông xuân 2014- 2015, địa phương khuyến khích nông dân mở rộng diện tích lúa thơm ST ở những vùng quy hoạch. Theo thống kê chưa đầu đủ bà con đã đăng ký sản xuất lúa ST trên 4.700 ha, nhiều nhất là ST 21 với 1.930 ha, ST 20 hơn 1.850 ha, còn lại là ST5 và ST 19. Kỳ vọng của thị ủy, ủy ban nhân dân thị xã Ngã Năm là dọc 2 bên tuyến Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp, đoạn đi các xã, phường trong thị xã sẽ là đồng lúa thơm thuộc nhóm giống  ST trãi dài, vừa nâng cao giá trị sản xuất, vừa tăng thu nhập cho nông dân và tạo ấn tượng đẹp cho du khách gần xa. 

Ông Nguyễn Văn Tiên,  Phó Chủ Tịch UBND thị xã Ngã Năm cho biết: “Bằng con đường sản xuất lúa thơm sẽ nâng cao giá tị sản xuất cho người dân/1 đơn vị sản xuất, trong đó có sự hỗ trợ của tỉnh, của các ngành, các cấp. Chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành con đường lúa thơm từ nay đến 2015”.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng phòng kinh tế hạ tầng, Thị xã Ngã Năm cho biết: “Đây là biện pháp về đê bao ngăn lũ, ngăn mặn. Bước đầu hình thành dần tuyến đường lúa thơm, đó là do nổ lực của các ngành, các cấp tâm huyết của đội ngũ kỹ thuật và sự đồng thuận của bà con nông dân”. 

Con đường lúa thơm tô điểm cho bức tranh toàn cảnh của thị xã Ngã Năm những nét chấm phá độc đáo, tạo thêm sức hút mới cho vùng quê trù phú này.

Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2465&keycon=59&lsk=&keyntc=6


Có thể bạn quan tâm

Trồng Mè Luân Canh Lúa Cho Lợi Nhuận Cao Trồng Mè Luân Canh Lúa Cho Lợi Nhuận Cao

Ở ĐBSCL, cây mè (vừng) có thể trồng các vụ đông xuân, xuân hè và hè thu hoặc có thể trồng muộn hơn vào đầu vụ thu đông, nhưng cần tránh lúc thu hoạch mưa nhiều gây thất thu.

04/07/2013
Suy Giảm Nguồn Lợi Thuỷ Sản Nỗi Lo Còn Đó Suy Giảm Nguồn Lợi Thuỷ Sản Nỗi Lo Còn Đó

Là một trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước, trong những năm qua nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản của Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà dẫn đến hậu quả nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt, nhiều loài có giá trị kinh tế, quý hiếm ở vùng ven bờ đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng...

02/04/2013
Tìm Giải Pháp Cho Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương Tìm Giải Pháp Cho Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương

Hiện nay, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng đèn (câu tay kết hợp ánh sáng) của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đang nằm bờ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí tăng cao trong khi giá bán CNĐD thấp nên tàu câu không có lãi, thậm chí thua lỗ sau mỗi chuyến đi.

04/07/2013
Nhãn Hiệu Hàng Hóa Bước Đi Bền Vững Cho Ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) Nhãn Hiệu Hàng Hóa Bước Đi Bền Vững Cho Ớt Thanh Bình (Đồng Tháp)

Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.

02/04/2013
Tỷ Phú Nuôi Heo Công Nghệ Cao Tỷ Phú Nuôi Heo Công Nghệ Cao

Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, ông Lê Mộng Bảo đã làm giàu trên chính mảnh đất Lộc Thành nhiều gian khó.

04/07/2013