Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nên Cắt Vụ Nuôi Tôm Để Hạn Chế Thiệt Hại

Nên Cắt Vụ Nuôi Tôm Để Hạn Chế Thiệt Hại
Ngày đăng: 14/08/2013

Kết thúc vụ nuôi tôm nước lợ năm 2013, Sóc Trăng đã thả nuôi được trên 34.000 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng là 10.405 ha.

Hiện đã thu hoạch được gần 6.000 ha, diện tích thiệt hại trên tôm nuôi là dưới 30%. Có thể thấy năm nay vùng nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng đã có dấu hiệu hồi phục nhờ áp dụng tốt các biện pháp đối phó với thời tiết và có biện pháp nuôi an toàn. Điều đáng lo ngại hiện nay là người nuôi tôm vẫn có xu thế thả giống tiếp tục, bởi giá tôm ở mức khá hấp dẫn.

Cán bộ ngành chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tập trung xuống địa bàn để theo dõi các yếu tố môi trường, khuyến cáo các yếu tố bất lợi của thời tiết, để người nuôi tuân thủ lịch thời vụ của năm 2013. Thực tế đo đạc các yếu tố môi trường, thời tiết hiện nay cho thấy sẽ rất bất lợi đối với tôm nuôi trong giai đoạn mới thả giống và khuyến cáo người nuôi tôm từ nay đến cuối mùa mưa không nên mạo hiểm thả giống. Kỹ sư Lê Văn Hăng - Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng cho biết: “Với tình hình nuôi tôm đang có dấu hiệu tích cực như vậy nên hiện nay bà con đang có xu hướng tăng cường thả giống.

Chúng tôi khuyến cáo bà con không nên thả nuôi một cách mất kiểm soát, đồng thời các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền và xử lý các trường hợp cố tình vi phạm không chấp hành theo khung lịch mùa vụ của Ngành Nông nghiệp”.

Hiện đang bước vào cao điểm của mùa mưa bão, các yếu tố môi trường sẽ biến động liên tục, nhiệt độ xuống rất thấp và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của tôm giống, chính vì vậy Ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con nên cắt vụ nuôi tôm năm 2013 vào cuối tháng 7.

Bà con phải hết sức thận trọng trong đầu tư sản xuất, bởi chi phí đầu tư cho nuôi tôm là rất lớn, một khi thất bại sẽ tổn thất nặng nề, hơn nữa ao nuôi, vùng nuôi cũng cần được cắt vụ để tránh mầm bệnh tồn lưu gây ảnh hưởng đến mùa vụ năm sau. Các nhà khoa học cũng cảnh báo mức độ ô nhiễm môi trường vùng nuôi, nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh do không cắt vụ. Ở thị xã Vĩnh Châu đa phần là vùng nuôi chuyên canh tôm nước lợ, sau những thiệt hại đầu vụ, nhiều hộ vẫn đầu tư nuôi tiếp dù mùa vụ đã kết thúc.

Ông Trần Minh Trí - Trưởng Trạm Khuyến Nông TX. Vĩnh Châu cho biết: “Trong giai đoạn hiện nay các chỉ số về môi trường đều bất lợi để thả nuôi tôm, do vậy chúng tôi đã khuyến cáo đến bà con cần chấm dứt vụ nuôi tôm, chuyển qua thả nuôi các đối tượng thủy sản khác, nhất là cá rô phi để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo tiền đề tốt cho vụ nuôi tôm sau”.

Mới đây, Tổng Cục thủy sản đã tổ chức Hội thảo bàn biện pháp khống chế diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng và giải pháp mùa vụ nuôi tôm nước lợ tại tỉnh Bạc Liêu để xây dựng chiến lược phát triển nghề nuôi tôm an toàn, bền vững của cả nước, đặc biệt là vùng nuôi ở các tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long. Sóc Trăng vẫn nhất quán quan điểm cắt vụ nuôi vào cuối tháng 7/2013 để giúp người người nuôi tránh thiệt hại trong điều kiện cao điểm mưa bão, đảm bảo an toàn cho những vụ nuôi tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Rau Muống Giúp Nông Dân Làm Giàu Rau Muống Giúp Nông Dân Làm Giàu

Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.

03/06/2013
Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Bước Đệm Quan Trọng Trong Quy Hoạch Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Bước Đệm Quan Trọng Trong Quy Hoạch

Cũng như nhiều người nuôi tôm khác ở đồng bằng sông Cửu Long, anh Huỳnh Chí Thanh ngụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thì những lo lắng đó không còn nữa.

29/08/2013
Đàn Gà “Vàng” Của Anh Dục Đàn Gà “Vàng” Của Anh Dục

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.

04/06/2013
Chọn Lực Đẩy Từ Cây, Con Đặc Sản Chọn Lực Đẩy Từ Cây, Con Đặc Sản

Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế... đang là những cản trở lớn khiến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Cao Phong khó khăn.

29/08/2013
Những Con Bò Xóa Nghèo Từ Dự Án Heifer Ở Bến Tre Những Con Bò Xóa Nghèo Từ Dự Án Heifer Ở Bến Tre

Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).

18/10/2012