Năng Suất Lúa Đông Xuân Ước Đạt 65 Tạ/ha

Ngày 14/5, đoàn kiểm tra liên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Giống Nông nghiệp Điện Biên, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên tổ chức thăm đồng đánh giá năng suất lúa vụ đông xuân năm 2013 - 2014 trên địa bàn huyện.
Vụ chiêm xuân 2014, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên gieo cấy trên 300ha lúa; giống bắc thơm số 7 chiếm trên 70% diện tích, còn lại là các giống nếp, IR64. Hiện nay bà con nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo, khẩn trương thu hoạch lúa mùa.
Vụ đông xuân năm nay, huyện Điện Biên gieo cấy 4.652ha (trong đó, vùng lòng chảo hơn 3.554ha). Cơ cấu giống đầu vụ: các giống lúa thơm (chiếm từ 55 - 65% diện tích); IR 64 (chiếm 10 - 15%), còn lại là các giống lúa lai. Nhờ tích cực thăm đồng kịp thời phát hiện và phòng bệnh cho cây lúa nên năng suất lúa trung bình ước đạt 65 tạ/ha, tăng hơn 2 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2012 - 2013.
Lúa trà sớm, trà chính vụ đang vào giai đoạn chín và bắt đầu cho thu hoạch, dự kiến, kết thúc thu hoạch vào cuối tháng 5. Riêng đối với các xã có tiểu vùng khí hậu, như: Mường Phăng, Pa Khoang, Nà Tấu và Nà Nhạn sẽ kết thúc thu hoạch vào tháng 7.
Có thể bạn quan tâm

Cũng là làm nông, nhưng từ lâu trồng cây bông lài đối với những người ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xem là một nghề truyền thống. Bởi, cây bông lài được trồng tập trung ở một vài khu vực vùng ven thành phố và hầu hết các hộ trồng lài đều đã có thâm niên trong nghề ít nhất là từ 10 - 40 năm. Nghề trồng bông lài không phải nhọc nhằn một nắng hai sương, nhưng nguồn thu mang lại khá cao và ổn định.

Trước tình hình sản xuất mía gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư tăng cao, giá cả trồi sụt thất thường, đầu ra bấp bênh, điều kiện tự nhiên không phù hợp,... khiến cho nhiều nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thua lỗ, buộc lòng phải chuyển sang cây trồng khác.

Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, qua kiểm tra tình hình sử dụng lưới lồng (hay còn gọi là lờ dây, lờ bát quái) đã phát hiện trên địa bàn 26 xã, phường ven biển có 1.205 hộ ngư dân với 85.057 phương tiện lưới lồng đang sử dụng để khai thác thủy sản.