Nâng Giá Thu Mua Giải Pháp Giúp Ngư Dân Bám Biển

Các giải pháp hỗ trợ ngư dân bám biển dù đã được triển khai trong suốt nhiều năm qua, nhưng thực tế đến nay thu nhập của ngư dân vẫn chưa tương xứng.
Cảng cá Quy Nhơn, Bình Định là một trong những cảng cá quy mô lớn khu vực miền Trung, mỗi ngày ở đây có đến hàng trăm tàu cá cập cũng như xuất bến. Dù trong thời gian qua, tàu Trung Quốc tìm cách xua đuổi, đâm tàu cá ngư dân Việt Nam nhưng ngày nào ở cảng cá này cũng hoạt động nhộn nhịp bởi ngư dân vẫn quyết tâm vươn khơi.
Tuy nhiên, Ban lãnh đạo cảng cá Quy Nhơn cho biết, điều mà ngư dân băn khoăn nhất lúc này là giá cá hiện quá thấp, không đúng với giá thị trường nên rất nhiều tàu cá lỗ phí tổn.
Thống kê mới nhất từ Chị cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Bình Định, từ đầu năm đến nay, có 95% số tàu hành nghề câu tay vươn khơi đánh bắt cá ngừ đại dương ở vùng biển khơi miền Trung, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với sản lượng khoảng 705 tấn. Sản lượng cá ngừ khai thác đạt cao, nhưng giá sàn chỉ dao động từ 75.000-80.000 đồng/kg, nên đa số các tàu hòa vốn hoặc lỗ, một số ít tàu có lời nhưng ở mức thấp.
Không ít ngư dân cho rằng, bên cạnh việc hỗ trợ dầu, vốn vay, thì giá cá phải được nâng lên phù hợp với giá thị trường. Ví như mặt hàng cá ồ, cá nục tại các bến cá, giá mà ngư dân bán ra chỉ là hơn 10.000 đồng/kg, nhưng khi ra đến chợ giá cá được bán gấp đôi.
Như vậy, có thể thấy lợi nhuận ở đây thuộc về thương lái. Cũng chính vì điều này mà việc vận động doanh nghiệp, tư thương tăng giá thu mua cá cho ngư dân đang được các cảng cá ở Bình Định triển khai.
Hiện nay, ngoài việc giúp ngư dân nâng cao thu nhập bằng việc đầu tư phương tiên đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương để xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản, thì việc vận động doanh nghiệp giảm bớt một phần lợi nhuận để ngư dân có thêm thu nhập, không phải lỗ vốn sau mỗi chuyến biển sẽ có ý nghĩa không nhỏ trong việc giúp ngư dân tiếp tục vươn khơi, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ khoai có giá nên sau khi thu hoạch xong vụ thứ 1, bà con nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) khẩn trương làm đất xuống giống tiếp vụ 2/2014.

Theo ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy (Hậu Giang), hiện diện tích dưa hấu tại huyện đã giảm đáng kể do đầu ra và giá cả bấp bênh. Cụ thể, giá dưa hiện chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg. Giá quá thấp dẫn tới thua lỗ, nên nhiều hộ tự mang sản phẩm chất đống trước nhà để bán, nhưng cũng chỉ được 2.500-3.500 đồng/kg, trong khi giá dưa bán tại các chợ đầu mối từ 5.000-6.000 đồng/kg.

Tăng năng suất, khắc phục hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng là yêu cầu chính đặt ra đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác hợp lý nhằm đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa)”.

Nhà vườn ở miền Tây đang mùa trái chín bắt đầu “thấm đòn” trước tác động kép: Hàng tiêu thụ chậm nay lại gặp thêm “nhà xe” tăng phí vận chuyển. Thương lái, nhà vựa thu mua trái cây cầm chừng, trái cây rớt giá sâu.

Ông Nguyễn Công Thừa, chủ nhiệm Hợp tác xã rau Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều và nguồn cung giảm, chưa kể chi phí vận tải cũng tăng, khiến giá nhiều mặt hàng rau tăng từ 100-200%.