Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng chất và lượng đàn bò bằng kỹ thuật mới

Nâng chất và lượng đàn bò bằng kỹ thuật mới
Ngày đăng: 26/11/2015

Mục tiêu của các dự án này là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc và nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp nông dân tiếp cận mô hình chăn nuôi bền vững.

Xây dựng mô hình tại xã nông thôn mới

TS Nguyễn Thị Hải (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cho biết, dự án đã được triển khai tại các tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển chăn nuôi bò, đặc biệt là có quỹ đất lớn để trồng cỏ, dồi dào nguồn thức ăn và quy mô đàn bò lớn.

Do đó, việc lựa chọn, bình tuyển đàn cái nền để thụ tinh nhân tạo (TTNT) và bò vỗ béo rất thuận lợi và đúng đối tượng.

Bà Hải cho biết: “Khi triển khai dự án chọn điểm, chọn hộ để xây dựng mô hình là điều quan trọng nhất, bởi yếu tố này sẽ quyết định thành công của cả quá trình cũng như sẽ góp phần nhân rộng của dự án tới các địa phương miền Bắc cũng như cả nước.

Căn cứ vào tiêu chí này, chúng tôi đã ưu tiên xây dựng mô hình tại các xã xây dựng nông thôn mới (NTM), có chính sách và quy hoạch để phát triển chăn nuôi đại gia súc”.

Kết quả trong 2 năm, dự án đã triển khai được tại 41/42 xã đang thực hiện Chương trình xây dựng NTM, chiếm tỷ lệ 97,61%.

Ở các xã này, cơ cấu đàn bò chủ yếu là bò cái sinh sản (chiếm trên 80%), tuy nhiên công tác phối giống cho bò vẫn chủ yếu bằng phương pháp phối giống trực tiếp chứ và chưa áp dụng đại trà phương pháp phối giống bằng kỹ thuật TTNT.

Ông Dương Quốc Hùng – Chủ tịch UBND xã Thượng Đình (huyện Phú Bình, Thái Nguyên) cho biết: “Địa phương đã được ưu tiên chọn để thực hiện dự án chăn nuôi áp dụng kỹ thuật TTNT.

Mỗi hộ tham gia dự án được hưởng lợi trực tiếp, đồng thời chúng tôi cũng công khai các chế độ chính sách của dự án đến tận người dân để khuyến khích họ chăn nuôi nhiều và đạt hiệu quả cao.

Điều này góp phần tăng thu nhập cho các hộ, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong Chương trình xây dựng NTM”.

Cần nhân rộng các mô hình hiệu quả

Dự án đã thực hiện triển khai tại 11 tỉnh với quy mô thực hiện 2.924 bò vỗ béo và 3.000 bò được TTNT, đã cho kết quả khả quan. Dự án sử dụng tinh bò đực thuộc nhóm Zebu, Droughtmaste và BBB nên khối lượng bê sơ sinh tương đối cao, bình quân đạt 23,54kg/con.

Cá biệt những bê lai T1 BBB có cân nặng sơ sinh trung bình 29,5kg/con.

Kết quả triển khai dự án còn cho thấy, do được tiêm tẩy ký sinh trùng và thức ăn tinh nên đàn bò có khả năng tăng trọng tương đối cao, bình quân đạt 754,83g/con/ngày.

Chỉ sau 3 tháng vỗ béo, bê con có khối lượng 144 - 220kg đã đạt khối lượng từ 207 – 246kg/con; bò có khối lượng từ 220 – 270kg đã đạt 289 – 332kg/con; bò có khối lượng trên 270kg đã tăng trọng bình quân 760g/con/ngày.

Theo thạc sĩ Hoàng Văn Định - Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho hay: “Từ hiệu quả kinh tế bước đầu cho thấy, dự án chăn nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới hoàn toàn có khả năng nhân ra diện rộng.

Một mặt giải quyết nhu cầu xã hội về việc làm cho lao động ở nông thôn và cũng thông qua dự án sẽ tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật cho bà con”.

Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: “Các mô hình chăn nuôi gia súc áp dụng kỹ thuật mới cần được phổ biến để bà con nông dân hiểu, tin tưởng cũng như an tâm sản xuất.

Đối với những địa phương có mô hình phát triển đàn trâu bò đã thành công thì cần ngồi lại với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, rút kinh nghiệm về mặt kỹ thuật để thực hiện tốt hơn.

Điều quan trọng là khuyến nông địa phương cần phải tìm ra được giải pháp để ngày càng nhân rộng các mô hình hiệu quả”.

Trong 3 năm, dự án được triển khai với 28 mô hình, 56 điểm trình diễn.

Trong đó, có 14 mô hình cải tạo chất lượng bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT với quy mô 3.000 bò cái; 14 mô hình vỗ béo bò thịt với quy mô 2.924 bò thịt.

Có 1.385 lượt nông dân ngoài mô hình được tập huấn kỹ thuật TTNT và vỗ béo bò thịt.

Hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia dự án tăng 13 -15%.


Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Nuôi Chim Cút An Toàn Trang Trại Nuôi Chim Cút An Toàn

Sau nhiều năm gắn bó với nghề nuôi chim cút, đến nay, ông Trần Nguyễn Hồ ở xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi cút với quy mô lớn.

12/02/2011
Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Lợn Tai Xanh Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Lợn Tai Xanh

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2012 đến nay, dịch lợn tai xanh đã xảy ra trên địa bàn 43 xã, phường thuộc 10 huyện, thị của 3 tỉnh là: Lào Cai, Điện Biên và Yên Bái làm hơn 8,3 nghìn lợn mắc bệnh, số lợn đã tiêu huỷ là 5.165 con. Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã công bố hết dịch, nhưng dịch đang xảy ra nặng ở các tỉnh Điện Biên, Yên Bái và đang có chiều hướng lây lan với tốc độ nhanh; nguy cơ dịch lây lan diện rộng là rất lớn.

08/04/2012
Trúng Mùa, Trúng Giá Lúa Thu Đông Trúng Mùa, Trúng Giá Lúa Thu Đông

Nông dân các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang bước vào thu họach rộ vụ lúa Thu Đông với niềm vui trúng mùa, trúng giá. Ở vụ này, nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật canh tác của ngành nông nghiệp khuyến cáo nên năng suất lúa đạt bình quân gần 6 tấn/ha, tăng 0,3 tấn ha so cùng vụ năm ngoái

01/12/2011
Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất Bền Vững

Trong hai ngày 9 và 10.4, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng đã đến làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp, hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi... của tỉnh Bạc Liêu.

12/04/2012
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Kết Hợp Cá Sấu Thịt Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Kết Hợp Cá Sấu Thịt

Trong khi ở nhiều địa phương, rắn hổ hèo vẫn còn là mô hình mới và khó tìm đầu ra thì tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) hàng chục hộ nông dân đã và đang mở rộng mô hình này với nhiều tín hiệu khả quan. Không chỉ giúp các hộ ăn nên làm ra, mà nghề nuôi rắn còn được kết hợp với nuôi cá sấu thịt theo quy mô trang trại, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

12/04/2012