Nấm Rơm Đầu Tư 1, Thu Lại 3 Lần
Nếu so với đưa màu xuống ruộng thì hiệu quả của việc tận dụng rơm, rạ trồng nấm mùa khô cũng không kém phần. Mô hình này không cần nhiều vốn, chỉ lấy công làm lời. Vì thế, người nông dân đâu tư một, nhưng có thể lấy lại 3 lần so với đồng vốn bỏ ra. Riêng đối với nhiều hộ không đất sản xuất, xem việc trồng nấm như là một cách để nhanh chóng thoát nghèo.
Chỉ một khoảng sân nhỏ trước nhà hay bên lề đường họ đã trồng nấm thu bạc triệu. Anh Lâm Thanh Tùng, nông dân xã Tuân Tức cho biết: “Gia đình tôi quanh năm trồng nấm, hết rơm ở địa phương tôi đi sang địa phương khác mua rơm về trồng, thấy làm nấm này cuộc sống gia đình đỡ rất nhiều và thu thập ổn định hơn”.
Thực tế cho thấy, năm nay thị trường xuất khẩu nấm rơm được mở rộng, xuất khẩu nấm dễ dàng hơn nên giá nấm rơm thương phẩm cũng tăng lên. Nếu như vụ nấm rơm hè thu, giá nấm tươi mới thu hoạch có lúc được các đại lý thu mua từ khoảng 7.000-8.000 đồng/kg thì vụ nấm hiện đang thu hoạch giá được đẩy cao hơn thêm từ 10.000 đồng/kg, tức là giao động từ 18-25 ngàn đồng/kg tùy theo thời điểm nông dân thu hoạch mà thương lái có sự điều chỉnh mức giá thu mua cho phù hợp.
Nhưng hầu hết đều có mức lãi từ 2,5 -3 triệu đồng/ha rơm, rạ. Anh Nguyễn Văn Sói – nông dân xã Tuân Tức phấn khởi nói: “Năm nay nấm có giá bản thân cố gắng làm, giá nấm được thương lái mua 25 ngàn đồng/kg nếu như thu hoạch buổi chiều, còn bán nấm buổi sáng cũng 15-16 ngàn đồng. Nhờ nấm mà gia đình tôi không còn phải đi làm ăn xa nhà nữa. Vì ngoài 2 vụ lúa đã thêm vụ nấm”.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có hơn 2000 ha rơm, rạ được trồng nấm. Tuy diện tích trồng còn khiêm tốn so với diện tích rơm, rạ thải ra ở vụ lúa này, nhưng đây cũng là điểm nhấn cho thấy phong trào trồng nấm rơm đang được nông dân huyện nhà khởi động. Vì thực tế, mùa khô là thời điểm thuận lợi cho việc trồng nấm, ít bị rủi ro do thời tiết, năng suất lại cao, mặt khác với giá nấm ổn định như hiện nay, cho nên nhiều nông dân không ai muốn bỏ qua nguồn thu nhập từ vụ nấm này.
Anh Nguyễn Văn Đức-Phó Ban nhân dân ấp Tân Định, xã Tuân Tức cho biết: “Nói chung, ở ấp Tân Định bà con hộ nghèo rất nhiều, nhờ có cái địa phương vận động bà con tận dụng rơm làm nấm, khi làm nấm bà con nhờ giá cả, nhưng năm nay giá cao bà con phấn khởi và làm cũng nhiều”.
Trong điều kiện giá cả ổn định, việc phát triển mạnh phong trào trồng nấm thời điểm này là phù hợp với nhu cầu thị trường, giúp người dân có điều kiện cải thiện thu nhập, nâng dần mức sống. Góp phần tạo ra giá trị kinh tế cho nông nghiệp huyện nhà.
Related news
Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.
Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.
Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.
Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .
Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.