Nắm Rõ Kỹ Thuật Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Anh Xích kể, trước đây anh nghèo lắm, cày cấy quanh năm nhưng nhà vẫn không đủ ăn, bởi lúa, ngô năng suất thấp, chăn nuôi thì lợn, gà chậm lớn. “Xem tivi, thấy nhiều nơi họ cấy lúa đạt năng suất 3-4 tạ/sào, trong khi đó mình cấy chưa được 2 tạ/sào.
Còn lợn, gà, nhiều người xuất 3-4 lứa/năm, mà mình cả năm mới được 50 - 60kg. Ngoài tìm hiểu trên đài, báo, tôi tìm mua tài liệu hướng dẫn trồng lúa, ngô, hoa màu và lợn, gà... về đọc. Hóa ra khâu kỹ thuật rất quan trọng trong chăn nuôi, trồng trọt” - anh Xích nói.
Từ năm 2004, anh Xích luôn là người đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như việc trồng các giống lúa, ngô lai, khoai tây cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Riêng khoai tây, lúc đầu anh trồng 6 sào, thấy hiệu quả, anh thầu thêm gần 1 mẫu nữa.
Năng suất khoai khoảng 8 tấn/mẫu, với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg, mỗi vụ anh thu về trên 60 triệu đồng. Theo anh Xích, trồng khoai tây không khó, quan trọng nhất là giống, khâu làm đất và bón phân và phải chú ý đến bệnh héo mầm ở khoai. “Làm đất kỹ, tơi xốp kết hợp với bón kali, phân chuồng thì củ sẽ rất to, chắc, nhiều bột, ăn ngon" - anh Xích chia sẻ.
Không chỉ trồng khoai, anh còn cấy hơn 1 mẫu ruộng, 8 sào ngô, nuôi khoảng 40 con lợn thịt/lứa và hàng trăm còn gà. Anh đã được Công ty Giống lúa Lộc Bình đặt hàng trồng lúa giống, nhờ đó giá trị thu nhập từ cây lúa của anh cao hơn hẳn các hộ khác. Anh Xích cho hay: "Với 8 sào ngô, mỗi vụ được hơn 1 tấn, tôi bán một nửa, còn lại để nuôi lợn. Lợn mỗi năm xuất chuồng từ 3 - 4 lứa, đạt khoảng 2,2 tấn/lứa, trừ chi phí lãi 50 triệu đồng/lứa".
Related news
Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.
Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).
Trạm Khuyến nông TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo về kết quả sản xuất nấm bào ngư. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013 tại xã Hòa An và Tịnh Thới.
Với lợi thế là dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định, cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng (Chợ Lách - Bến Tre) chọn làm kinh tế gia đình. Trong đó có gia đình nông dân Lê Văn Sớt (56 tuổi), ở ấp Tân Thạnh - xã Tân Thiềng. Gia đình ông Sớt đã trồng tắc hơn 25 năm qua, với hiệu quả cao.
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, hiện tại huyện có khoảng 20 tấn quýt hồng rải vụ đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.