Nam Phi Đánh Giá Cao Hương Vị Cá Tra Việt Nam
Đa số các khách mời tại sự kiện quảng bá mặt hàng cá tra thành phố Johannesburg (Nam Phi) ở đều đánh giá cao hương vị loại cá này.
Mới đây, tại Nam Phi, Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Phòng Thương mại thành phố Johannesburg tổ chức sự kiện quảng bá mặt hàng cá tra của Việt Nam. Nhiều DN, nhà NK của nước này đã đến dự.
Trước các nhà NK, phía Việt Nam cho biết, mặt hàng cá tra của Việt Nam được người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nhờ giàu dưỡng chất, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Hi vọng sản phẩm cá tra này sẽ có điều kiện thâm nhập tốt hơn vào thị trường Nam Phi.
Bà Fay Mukaddam, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp thành phố Johanesburg cho biết, nhiều người dân Nam Phi đã biết tới các món ăn từ cá tra Việt Nam. Bà tin rằng, người tiêu dùng địa phương sẽ đón nhận sản phẩm này, và cam kết sẽ hợp tác để Nam Phi có thể NK mặt hàng cá tra trong thời gian tới.
Hơn 100 vị khách tham dự sự kiện đã được ăn thử các món ăn được chế biến từ cá tra cùng nhiều món ăn truyền thống khác của Việt Nam. Đa số các vị khách đều đánh giá cao hương vị và những món ăn làm từ cá tra.
Trong những năm qua, trao đổi thương mại giữa hai nước phát triển mạnh. Giá trị thương mại hai chiều đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2013, tăng hơn 20 lần so với con số 54 triệu USD hồi 2002.
Có thể bạn quan tâm
Một số thị trường châu Á đang áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe của Liên minh châu Âu (EU) đối với nguyên liệu và bán thành phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, theo Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad)), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Ngày 6/7, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức cho đoàn đại biểu đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và người tiêu dùng tham quan chuỗi chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn và trang trại hữu cơ Bảo Châu, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.
Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.
Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.
“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.