Năm 2014, Khó Đạt Mục Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế
Trong khi kinh tế toàn tỉnh đang có dấu hiệu phục hồi, bước qua giai đoạn trì trệ với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá thì một số chỉ tiêu trọng yếu đã sớm có dự báo chắc chắn sẽ không về được đích. Điều này khiến cho khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trong năm nay sẽ không đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Tính đến hết quý III/2014, giá trị tổng sản phẩm nội tỉnh đạt 8.242 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch cả năm, tăng 11,3% so với cùng kỳ, ở mức khá thấp so với dự kiến kế hoạch đầu năm là trên 13%. Nguyên nhân chính là do năm nay, một số nguồn thu nằm trong dự toán thực tế không có do những nguyên nhân khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của tỉnh.
Đơn cử, năm 2013, giá trị sản phẩm từ cây cao su trên địa bàn toàn tỉnh tăng 51% so với năm 2012. Căn cứ vào con số này, trong năm 2014, tỉnh dự toán mức tăng trưởng ở cây cao su khoảng trên 50%. Tuy nhiên, thực tế, 9 tháng đầu năm, tăng trưởng ở sản phẩm mủ cao su trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 5% do mủ cao su “rớt” giá sâu, người dân không khai thác. Vì thế, một khoản thu lớn từ sản phẩm cây công nghiệp chủ lực này đã bị hụt.
Bên cạnh đó, theo cam kết của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam thì đến tháng 6/2014, Nhà máy Alumin Nhân Cơ sẽ hoàn thiện khâu xây lắp và đến tháng 9/2014 sẽ đi vào hoạt động với công suất 30%, tương đương 200.000 tấn sản phẩm alumil.
Tuy nhiên, trên thực tế, đến nay, tiến độ xây dựng nhà máy chỉ mới đạt khoảng 80% khối lượng. Vì thế, một điều chắc chắn rằng nguồn thu từ sản phẩm alumil trong năm nay như dự toán ban đầu cũng không có.
Chưa kể đến, với chính sách thắt chặt đầu tư công cộng với việc thay đổi cơ chế quản lý nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án trọng điểm của tỉnh cũng không thể hoàn thành theo dự kiến. Tiến độ giải ngân nguồn vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đến nay vẫn chưa được cải thiện, nhiều dự án chậm giải ngân đã kéo theo tiến độ tăng trưởng chung trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt thấp.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm, công nghiệp, xây dựng cơ bản toàn tỉnh chỉ tăng trưởng trên 9%, trong khi mục tiêu tăng trưởng ở hai lĩnh vực này trong năm nay là 19%.
Theo ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư thì từ thực tế trên, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản năm nay chắc chắn là không đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Bởi vì, nguyên nhân dẫn đến “vỡ kế hoạch” một số chỉ tiêu này gần như nằm ngoài tầm kiểm soát, điều hành của tỉnh.
Điều đáng nói, đây là những lĩnh vực có tỷ trọng tăng trưởng tương đối lớn trong phát triển kinh tế nên nếu tỉnh không quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành thì có nhiều khả năng, tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trong năm nay cũng khó đạt con số trên 13% như mục tiêu ban đầu đặt ra.
Từ thực tế cho thấy, đây không phải là năm đầu tiên tỉnh gặp khó trong việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế mà những năm trước, tình trạng trên cũng đã diễn ra.
Ngoài những nguyên nhân khách quan do tác động tiêu cực từ nền kinh tế chung của khu vực và trên thế giới thì việc luôn phải “chật vật chạy đua” để hoàn thành mục tiêu một phần là do tính phân tích, dự báo của chúng ta chưa thực sự sát với diễn biến tình hình kinh tế chung và tiềm lực của tỉnh.
Vì thế, mặc dù đã quyết liệt chỉ đạo, linh động trong khâu điều hành nhưng xem ra, đến nay, có thể chắc chắn một điều là mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung ban đầu đưa ra cho giai đoạn 5 năm (2011-2015) ở mức trên 15% là không thể đạt được.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/nam-2014-kho-dat-muc-tieu-tang-truong-kinh-te-35620.html
Có thể bạn quan tâm
Tàu KN 781 được đóng mới tại Công ty TNHH Đóng tàu Hạ Long theo thiết kế và chuyển giao kỹ thuật của Tập đoàn Damen (Hà Lan) với lượng giãn nước 2.400 tấn, dài 90 m, rộng 14 m, cao 7 m, được trang bị 4 máy công suất 12.016 mã lực, tốc độ hơn 21 hải lý/giờ, hoạt động liên tục 5.000 hải lý cho một hành trình và chịu đựng được các cấp độ sóng lớn.
Đến nay, tình hình nuôi tôm đã không ảm đạm như những năm trước, mọi kết quả đều khả quan, đa phần người nuôi có lãi. Tuy nhiên, nội tại ngành tôm vẫn còn nhiều bất ổn.
Và thật độc đáo, thịt cá dai dai, sừn sựt. Hỏi thì nhiều quản lý nhà hàng bảo rằng đó là giống cá chép của Nga, được nhập về theo dạng cá con và phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt. Chính vì vậy, giá của cá mới lên đến 400.000 đồng/kg tại nhà hàng, cao hơn vài lần so với cá chép bình thường.
Dọc theo cầu Thái Hòa đến khu vực cầu Nổi rạch Tây Ninh, dưới mé sông, đủ loại cá ngoi đầu lên mặt nước đớp không khí. Một người dân tên Tú (ở gần cầu Bến Chùa, xã Thanh Điền, Châu Thành) cho biết, từ sáng sớm anh đã thấy cá nổi nhiều trên rạch nên chèo ghe đi vớt. Chỉ chưa đầy một buổi mà vớt được gần chục ký cá.
Theo sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn chúng tôi đến thăm gia đình anh Lại Văn Diến, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn là hộ gia đình hội viên nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.