Na Và Dứa Được Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tập Thể

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na và dứa của HTX Sản xuất và tiêu thụ na xã Huyền Sơn, HTX Sản xuất và tiêu thụ dứa xã Bảo Sơn.
Đây là hai nông sản chủ lực của huyện với hơn 1.700 ha na, 350 ha dứa cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng/ha/năm, chất lượng thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Doanh thu từ hai loại cây trồng này mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Việc bảo hộ nhãn hiệu giúp cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thuận lợi, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134299/na-va-dua-duoc-bao-ho-nhan-hieu-tap-the.html
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh ghi nhận có hơn 450ha mía bị nhiễm dịch hại, tăng gần 20ha so với tuần trước, chủ yếu: sâu đục thân, rầy đầu vàng, rệp sáp, chuột... phân bố ở 3 đơn vị là thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.

Hiện nay, nhiều hộ dân ở Khu phố 5 và Khu phố 6 (phường IV, thành phố Tây Ninh) tận dụng khoảng trống ít ỏi trước hoặc bên hông nhà để trồng nha đam Thái (Lô hội) bán cho thương lái, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Năm nay, tỉnh Thái Nguyên sẽ trợ giá giống chè với số tiền gần 6,65 tỷ đồng cho các hộ trồng chè ở 9/9 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn. Các giống chè được hỗ trợ giá là LDP1 và Kim tuyên. Với giá 735 đồng/cây chè giống LDP1 và 755 đồng/cây chè giống Kim tuyên, các hộ dân sẽ được hỗ trợ 50% giá giống/cây.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nhiều giống cây dược liệu quý hiếm như nấm lim xanh, ba kích... đang dần mai một do người dân chưa quan tâm bảo tồn, phát triển. Để khôi phục nguồn gen quý này, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, cây giống, đồng thời mở lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, hướng dẫn nhân giống cho người dân về loại cây dược liệu quí hiếm.

Những cơn mưa trên địa bàn huyện Chư Sê (Gia Lai) bắt đầu xuất hiện nhiều với tầng suất và lượng mưa tương đối lớn, cũng là lúc các loại bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều hơn.