Cá đồng xuất khẩu mạnh sang Campuchia
Hiện tại hai cửa khẩu ở An Giang là Tịnh Biên và Khánh Bình, lượng cá đồng nuôi trong ao, bè từ các tỉnh ĐBSCL được các thương lái thu gom như cá lóc, rô, trê, mè vinh, rô phi, điêu hồng…, tập trung về đây để xuất sang Campuchia với số lượng lớn.
Anh Lê Văn Tuấn, thương lái ở huyện Châu Thành, cho biết hơn hai năm nay thị trường nước bạn Campuchia đã bắt đầu tiêu thụ mạnh lượng thủy sản của ĐBSCL, bình quân mỗi ngày anh xuất qua biên giới khoảng 5- 9 tấn cá (số lượng tùy vào đơn đặt hàng mỗi ngày của thương lái Campuchia), giá cá rẻ nhất là cá rô 35.000đ/kg và loại cá cao nhất là cá điêu hồng giá 55.000đ/kg…
Với giá đó, cao hơn so với bán trong nước từ 2.000 - 4.000đ/kg. Trừ hết chi phí mỗi ngày anh Tuấn lãi trên 4 triệu đồng.
Theo ông Lâm Thế Giới, Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên, mỗi ngày có cả trăm tấn thủy sản xuất bán tiểu ngạch sang Campuchia. Đây là cơ hội tốt nhằm giúp nông dân trong và ngoài tỉnh yên tâm SX, đồng thời có điều kiện mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL.
Có thể bạn quan tâm
Với mục tiêu đa dạng hoá các loại cây ăn quả, nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích, vài năm lại đây, một số hộ dân ở xã Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang) đã mạnh dạn đưa cây hồng xiêm vào trồng. Đến thăm mô hình trồng hồng xiêm xen nhãn Miền Thiết của gia đình chị Phạm Thị Chúc, ở thôn Bắc 2, xã Quý Sơn thấy rõ sự năng động và cần cù của người dân nơi đây.
Ngư dân khai thác tôm hùm giống tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) cho biết, hiện nay, giá tôm hùm giống cuối vụ đạt 200 nghìn đồng/con, tăng 50 nghìn đồng/con so với cùng kỳ năm 2012.
Ngày 4/6/2013, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải và bà con ngư dân xã Long Toàn tham dự tổng kết Mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, bà con tập trung xuống giống đồng loạt từ đầu tháng 5 đến ngày 25-5-2013 để né rầy, sâu bệnh và thời tiết. Nhưng thực tế, cho đến bây giờ, bà con ở Ba Tri, Bình Đại và Giồng Trôm mới chỉ dọn đất và chờ “mưa già”, vì nước còn mặn.
Có thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, song nhiều năm qua, ngành chăn nuôi nước ta lại luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi... Ðây là một nghịch lý, khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước liên tục biến động, gây bất lợi cho người chăn nuôi. Bởi thế, việc chủ động sản xuất TĂCN từ nguyên liệu trong nước là giải pháp hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.