Mỹ - Việt Nam Trong Cuộc Chiến Cá Da Trơn
Bill Battle chăm chú ngó qua cửa chiếc xe tải hạng nhẹ đậu trong trang trại cá da trơn của mình, trang trại Pride of the Pond, gần Tunica, Mississippi. Đất đai nơi đây dẹp lép như chiếc bánh kếp, bị chia tách bởi những ao lớn, một số chứa đến 100.000 pound cá da trơn (1 pound = 453 gram).
Battle làm nghề nuôi cá da trơn đã hơn 3 thập kỷ. Trước đây, loài cá này phổ biến ở miền Nam, nhưng sau đó, vào những năm 1980, nó nổi tiếng toàn quốc. Battle nói, thật khó xây dựng ao nuôi nhanh chóng đáp ứng nhu cầu. Nhưng trong thập kỷ vừa qua, cá da trơn (cá tra) có giá rẻ hơn của Việt Nam tràn vào Mỹ, buộc anh phải cắt giảm sản xuất.
Ben Pentecost, Chủ tịch Hội nuôi cá da trơn Mỹ nói, Battle không phải trường hợp duy nhất. Nhập khẩu cá da trơn từ Việt Nam ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường nội địa Mỹ. "Lúc đỉnh điểm, ngành nuôi cá da trơn của chúng tôi đạt 660 triệu pound.
Nhưng năm ngoái sản lượng cá chỉ còn khoảng 300 triệu pound. Nhập khẩu từ Việt Nam hiện chiếm khoảng 60% thị trường cá da trơn Mỹ, khiến nhiều người nuôi cá da trơn của Mỹ mất việc. Những nông dân nuôi cá da trơn Mỹ quan ngại sâu sắc về an toàn thực phẩm đối với cá nhập khẩu từ Việt Nam. Họ cho rằng loài cá này được nuôi với kháng sinh trong môi trường nước ô nhiễm" - Pentecost nói
Tuy nhiên, ông Lê Chí Dũng, Trưởng bộ phận kinh tế của Đại sứ quán Việt Nam ở Washington D.C., kịch liệt phản đối điều này. Ông Dũng nói: "Người tiêu dùng Mỹ có những tiêu chuẩn cao và người nông dân của chúng tôi hiểu điều đó. Và chúng tôi đã làm việc với họ để đảm bảo các tiêu chuẩn của người tiêu dùng Mỹ được đáp ứng".
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có nhiệm vụ kiểm tra các lô nhập khẩu cá da trơn. Nhưng nông dân nuôi cá da trơn của Mỹ vẫn đang đòi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện chương trình thanh tra khắt khe hơn của chính bộ này. Ông Dũng cho rằng nếu chương trình thanh tra của USDA được thực hiện, đó sẽ là một rào cản thương mại không công bằng.
Ở thời điểm khác, điều này là một cuộc tranh cãi thương mại thuần túy giữa hai nước vốn là cựu thù của nhau và trong thập kỷ qua đang sửa chữa mối quan hệ với nhau. Nhưng trong thời điểm đàm phán về Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), cá da trơn đã trở thành một vấn đề nhạy cảm. Hiệp định này dự kiến đưa nền kinh tế của hàng chục quốc gia ven Thái Bình Dương xích lại gần nhau, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam.
Ông Dũng nghi ngờ rằng tranh cãi về cá da trơn sẽ cản trở các cuộc đàm phán về TPP. Rằng, Việt Nam nhập khẩu khối lượng lớn thịt bò, thịt lợn, đậu nành từ Mỹ và nếu USDA bắt đầu chương trình kiểm tra nói trên, các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ khó giải thích cho người dân của mình.
"Chúng tôi không thể quay lại gặp họ và nói rằng chúng ta cần mở cửa thị trường cho các sản phẩm của Mỹ, trong khi đó khả năng xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang Mỹ lại bị hạn chế và hàng nghìn người sẽ bị mất việc làm", ông nói.
Các nhà đàm phán hy vọng đạt thỏa thuận TPP cuối năm nay, song điều đó sẽ không xảy ra. Còn quá nhiều vấn đề khác biệt, như cá da trơn chẳng hạn, cần phải giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR - nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ) vừa tiến hành nâng công suất lên gấp đôi và bước vào vụ sản xuất mới. Trong vụ này, BDSTAR có kế hoạch thu mua 120 ngàn tấn mì nguyên liệu để sản xuất 30.000 tấn tinh bột. Hiện công ty đang tăng cường thu mua mì nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh.
Bên cạnh cây ăn trái đang lên ngôi thì năm nay hồ tiêu tiếp tục được nông dân xuống giống đại trà. Hiện diện tích hồ tiêu tăng đáng kể ở các huyện, thị xã trong tỉnh Bình Phước.
Đó là ông Đỗ Đình Hòa, chủ cơ sở sản xuất meo nấm ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định). Hiện cơ sở của ông Hòa chuyên sản xuất meo giống nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, cung cấp thành phẩm nấm các loại. Từ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nấm, ông Hòa có lãi ròng vài trăm triệu đồng/năm.
Do giá mủ cao su trên thị trường giảm mạnh, trồng cao su không có lợi nhuận, thậm chí bị lỗ nên nhiều người ở huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã chặt bỏ cây cao su (chủ yếu là cao su tiểu điền) chuyển sang trồng các loại cây khác như hồ tiêu, cà phê nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo tin từ Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội, sau 4 ngày (từ 4/9) tập trung dập ổ dịch sâu róm hại thông trên 27,5ha rừng tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn) bằng thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP, tỷ lệ sâu róm bị diệt trừ đạt 95%. Tỷ lệ này đạt hiệu quả cao so với sử dụng thuốc truyền thống.