Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản

Đẩy Mạnh Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản
Ngày đăng: 19/09/2014

Huyện Thanh Bình với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển một số nông sản như ớt và cây lúa, hoa màu…, đến nay một số nông sản này từng bước được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm vẫn còn khiêm tốn chưa tạo sức bật cho nông sản thế mạnh này…

Diện tích trồng ớt hàng năm của huyện trên 2.000ha, sản lượng lên đến 40.000 - 50.000 tấn. Địa phương có thêm lợi thế khi sản phẩm ớt được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể, nhưng con đường phát triển của loại cây chủ lực này vẫn còn khó khăn chưa xây dựng được mối liên kết tiêu thụ bền vững.

Dù việc tiêu thụ ớt trên địa bàn huyện tương đối thuận lợi với 7 điểm thu mua ớt, 6 cơ sở sấy ớt, cùng các cơ sở làm tương ớt, chế biến sản phẩm từ ớt, sản phẩm ớt còn được xuất tiểu ngạch sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia... nhưng chủ yếu là mua bán theo truyền thống.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình, đối với sản phẩm ớt, người tiêu dùng chủ yếu bán cho thương lái, doanh nghiệp chưa có hợp đồng liên kết, chính vì thế mà giá cả cũng thay đổi, bấp bênh. Đơn cử như ớt đầu vụ giá từ 20.000 - 50.000 đồng/kg, đến chính vụ còn từ 8.000 đồng đến 14.000 đồng/kg nên người trồng ớt không có lãi. Đến cuối vụ, khi ớt thu hoạch dứt điểm lại tăng lên 17.000 đồng/kg.

Bài toán về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ đang được huyện quan tâm, đây được xem là mô hình giải quyết được những vấn đề tồn tại.

Trong thời gian tới, huyện xúc tiến tìm đầu ra cho sản phẩm ớt thông qua hợp đồng liên kết, đồng thời tiến đến sản xuất ớt mùa nghịch đảm bảo số lượng lớn cho những đơn vị có nhu cầu tiêu thụ quanh năm. Song song đó, tiếp tục hướng dẫn người dân trồng ớt theo hướng GAP, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm. Từ đó, cộng hưởng về nhãn hiệu hàng hóa đã được chứng nhận sẽ tạo tiền đề cho cây ớt Thanh Bình phát triển.

Đối với cây lúa, trong thời gian qua huyện từng bước nhân rộng mô hình phát triển cánh đồng liên kết và phát huy được những tính ưu việt của mô hình. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn nhiều khó khăn. Thống kê của huyện Thanh Bình, trong vụ hè thu các doanh nghiệp kí hợp đồng liên kết tiêu thụ và cung ứng vật tư với tổng diện tích là 1.000ha, nhưng đến nay diện tích được thu mua chỉ có 370ha.

Theo bà Lý Thanh Tâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình, nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện hợp đồng thu mua lúa còn ít chủ yếu là do giá cả thỏa thuận giữa người nông dân và doanh nghiệp chưa gặp nhau, dẫn đến tình hình thực hiện hợp đồng chưa như mong muốn.

Ngoài ra, cách thu mua của các doanh nghiệp cũng khác nhau, trong khi người nông dân lại hài lòng với việc bán lúa tươi tại ruộng. Trong năm 2015, huyện sẽ tiếp tục giữ diện tích cánh đồng liên kết khoảng 3.000ha.


Có thể bạn quan tâm

Trung Tâm Nghiên Cứu Thủy Sản Nước Lạnh Hoàn Thiện Công Nghệ Ương Nuôi Giống Cá Trắng Trung Tâm Nghiên Cứu Thủy Sản Nước Lạnh Hoàn Thiện Công Nghệ Ương Nuôi Giống Cá Trắng

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu Thủy sản 1) cho biết, đơn vị đã làm chủ được công nghệ ương nuôi giống cá trắng châu Âu (Coregonus lavaretus), một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.

23/01/2014
Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Giống Cấp 2 Tại Kỳ Sơn

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

24/01/2014
Cận Tết, Hải Sản Không Nhiều Cận Tết, Hải Sản Không Nhiều

Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.

24/01/2014
“Gió Mới” Ở Làng Nghêu Khai Long “Gió Mới” Ở Làng Nghêu Khai Long

Sau ngày chính quyền địa phương hợp nhất 16 hợp tác xã (HTX) ở làng nghêu Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) thành một, những người điều hành hoạt động khai thác nơi bãi bồi ven biển ấy có cách làm hoàn toàn mới mẻ, từ đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở ven bãi cạn này không còn bị xáo trộn.

24/01/2014
Tình Hình Tôm Nuôi Thiệt Hại Ở Sóc Trăng Đáng Lo Ngại Tình Hình Tôm Nuôi Thiệt Hại Ở Sóc Trăng Đáng Lo Ngại

Ở huyện Trần Đề diện tích thiệt hại chiếm 11,3%, một số vùng nuôi ở thị xã Vĩnh Châu như xã Hòa Đông tôm nuôi bị thiệt hại trên 30%. Theo nhận định của ngành chuyên môn và bà con nuôi tôm, nguyên nhân thiệt hại là do nhiệt độ xuống thấp, kèm theo mưa đã ảnh hưởng đến tôm nuôi trong giai đoạn mẫn cảm với thời tiết.

24/01/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.