Mường Nhé Bảo Vệ Đàn Gia Súc
Mùa đông tại huyện Mường Nhé thường rét giá, nhất là các xã vùng cao, nhiệt độ thường chênh lệch từ 2 – 30C so với các huyện khác. Đó là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, bởi gia súc có thể bị chết rét, chết đói vì thiếu nguồn thức ăn dự trữ. Mùa đông cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều dịch bệnh: thương hàn, tụ huyết trùng...
Giao thông cách trở, trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, song trong những năm gần đây các cấp ủy đảng, chính quyền huyện đã tăng cường tuyên truyền, vận động bà con bảo vệ "đầu cơ nghiệp". Ngoài việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ, giữ vệ sinh chuồng trại, nông dân Mường Nhé còn dự trữ thức ăn và dùng nhiều biện pháp giữ ấm chuồng trại để hạn chế gia súc ốm chết do bệnh dịch và đói rét.
Giúp chúng tôi đi thực tế tình hình cơ sở, cán bộTrạm Thú y huyện Mường Nhé dẫn xuống bản Nà Pán (xã Mường Nhé). Toàn bản có 36 hộ, 148 nhân khẩu, nuôi 30 con trâu, 50 con dê, 10 con bò. Anh Hờ Văn Thượng, Trưởng bản Nà Pán cho biết: Do thường xuyên được tuyên truyền cách bảo vệ đàn gia súc khỏi dịch bệnh, giữ ấm chuồng trại khi thời tiết giao mùa nên mỗi khi chuẩn bị bước vào mùa đông là các hộ trong bản bảo nhau mua bạt quây kín khu vực chuồng trại.
Trước đây, khi thu hoạch lúa xong, bà con thường đốt rơm rạ tại ruộng để lấy tro bón ruộng, nhưng giờ mọi người biết cách thu gom, cất rơm đi để khi thời tiết chuyển mùa, giá rét không thể chăn thả thì có thức ăn dự trữ cho gia súc. Tận dụng triệt để phế phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, rơm rạ, cám gạo để phục vụ chăn nuôi nên đợt rét đậm vừa qua trong bản không có con gia súc nào chết do ốm bệnh hay chết rét.
Hôm chúng tôi đến bản, thấy gia đình anh Và A Thào đang dùng bạt quây kín khu vực chuồng trại. Vừa làm anh Thào vừa nói: "Tôi xem dự báo thời tiết biết sẽ có đợt rét, tranh thủ thời gian nông nhàn, gia đình tôi quây kín chuồng trại để giữ ấm cho 5 con trâu. Tôi mua thêm ít ngô để sẵn, nếu rét quá sẽ nấu cho trâu ăn để vật nuôi không bị đói".
Ông Phạm Đình Sử, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Mường Nhé cho biết: Trong năm 2014, trên địa bàn huyện không xảy ra các dịch bệnh lớn mà chỉ là vài bệnh rải rác như tụ huyết trùng làm ốm 30 con gia súc và chết 4 con.
Trước tình hình đó, cán bộ Trạm kết hợp với lực lượng thú y cơ sở tăng cường giám sát, xử lý tình hình dịch bệnh tại địa phương. Kiểm tra, chẩn đoán, tư vấn cho người chăn nuôi các phương pháp phòng và điều trị bệnh khi có gia súc, gia cầm ốm, chết; kịp thời khoanh vùng hạn chế sự lây lan dịch bệnh ra diện rộng.
Duy trì tốt các tủ thuốc thú y trên địa bàn 5 xã: Chung Chải, Mường Nhé, Quảng Lâm, Mường Toong và Nậm Kè. Năm 2014, toàn huyện tiêm 6.200 liều vắc xin tụ huyết trùng lợn; gần 12.000 liều vắc xin lở mồm long móng cho trâu, bò; 12.800 liều vắcxin tụ huyết trùng trâu, bò và dịch tả lợn; Tiến hành phun phòng hóa chất vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường trên 511.000m2 khu vực chuồng trại chăn nuôi với 511 lít hóa chất cho 1.509 hộ chăn nuôi.
Bên cạnh đó, Trạm tham mưu kịp thời về mặt văn bản cũng như công tác chuyên môn cho Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và UBND huyện Mường Nhé, kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin; phun phòng vệ sinh tiêu độc khử trùng, các loại văn bản liên quan đến công tác thú y trên địa bàn huyện. Để từ đó, người dân có phương án bảo vệ gia súc như tránh thả rông, nhốt gia súc trong chuồng trại mỗi khi có đợt tiêm phòng, đảm bảo gia súc được tiêm đủ liều phòng chống dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 7/8/2014 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc Tổng thống Obama trực tiếp chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force)
Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.
Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.
Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quy hoạch và chuyển đổi 295,5 ha đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Tại đây, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư lớn cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất hiện nhiều mô hình trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.