Mường Chà thay đổi tư duy sản xuất cho người dân qua các mô hình khuyến nông
Điển hình như mô hình trồng chuối tây tại xã Sa Lông cho 17 hộ nông dân được triển khai năm 2013. Tận dụng những diện tích làm nương kém hiệu quả, hay khe đồi hoặc trồng quanh diện tích nương. Chuối tây có đặc tính trồng được trên những diện tích khô hạn, đất có độ dốc; chăm sóc đơn giản, không đòi hỏi nhiều tới quy trình kỹ thuật.
Sau một năm trồng, chuối cho thu hoạch, với giá bán trên thị trường hiện nay là 7.000 - 10.000 đồng/kg quả xanh. Thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình thí điểm, gia đình ông Giàng A Phúc đã tận dụng diện tích đất nương mua 1.000 cây chuối tây giống để trồng. Vụ đầu ông thu trên 10 triệu đồng.
Ông Phúc cho rằng trồng chuối không tốn công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại gấp đôi trồng lúa; bên cạnh đó, trồng chuối chỉ đầu tư giống một lần, mà được thu hoạch nhiều năm.
Mô hình trồng táo mèo xen canh tại bản Huổi Lèng, xã Huổi Lèng được triển khai đầu năm 2014 cho 23 hộ dân với diện tích 1ha. Qua mô hình trồng táo mèo xen canh đã mở hướng cho nông dân cách trồng đa dạng nhiều loại cây trên cùng diện tích, dần xóa bỏ độc canh cây lúa.
Xã Huổi Lèng với phần lớn diện tích được người dân nuôi thả cánh kiến, nhưng trong những năm gần đây giá cánh kiến xuống thấp, nên nhiều diện tích nuôi thả cánh kiến đã bị nông dân phá bỏ. Táo mèo là một loài cây trồng phù hợp với địa hình núi cao, nhiệt độ thấp; lại có tác dụng phòng hộ, chống xói mòn, phủ xanh đất trồng đồi trọc. Tuy nhiên, sau 4 - 5 năm táo mèo mới cho thu hoạch. Bởi vậy, tận dụng khi cây táo mèo chưa khép tán người dân có thể trồng xen lạc, đậu tương, lúa để tăng thu nhập.
Thấy được tính ưu việt của mô hình, gia đình các ông: Sần Dân Chủ, Sần Seo Sính, Thàng Seo Hồ... đã đầu tư trên 4ha để trồng xen canh táo mèo. Do mô hình trồng táo mèo xen canh đã được áp dụng thành công tại xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo), nhiều hộ nông dân nơi đây đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ mô hình táo mèo xen canh cà phê; táo mèo xen canh cỏ ghile; táo mèo xen canh đậu tương.... nên có thể coi đó là cơ sở, cũng là điều kiện để nông dân Huổi Lèng học hỏi kinh nghiệm mở hướng mới trong sản xuất nông nghiệp.
Một trong những mô hình khuyến nông mang lại hiệu quả nữa là mô hình trồng lúa lai chất lượng cao được triển khai tại 4 xã: Sa Lông, Hừa Ngài, Pa Ham và Nậm Nèn với diện tích 10ha cho 77 hộ tham gia; với các giống lúa: nghi hương 2308, bắc thơm số 7, hương thơm số 1.
Với ý nghĩa của mô hình là hướng nông dân sản xuất đa dạng nhiều giống lúa chất lượng cao; có chất lượng gạo và năng suất vượt trội so với giống địa phương (bao thai, IR64) để người dân không chỉ phục vụ đời sống mà còn là hàng hóa trao đổi, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Mô hình được triển khai đầu năm 2014, với năng suất vụ đầu tiên đạt 55 - 57 tạ/ha; từ thành công của mô hình, đến nay những giống lúa này được bà con trồng đại trà.
Ngoài ra, huyện còn triển khai mô hình trồng xen canh cây mắc ca; mô hình trồng xen canh cây cà phê tại xã Ma Thì Hồ với diện tích 4ha; chăm sóc cây đào chín sớm năm thứ 3 tại xã Huổi Lèng.... Nông dân được trực tiếp tham gia mô hình, được nắm bắt kỹ thuật, phương thức canh tác qua hàng chục buổi tập huấn đã giúp người dân từng bước thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, lựa chọn nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế để xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Thanh Sơn, ấp Quý Thạnh, xã Tân Hội (TX. Cai Lậy) được người dân nơi đây biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, nhờ mô hình nuôi gà nòi thả vườn.

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.

Trên vùng đất nông nghiệp khá xa xôi, hẻo lánh ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà, Hàm Tân bây giờ đã hình thành cơ sở nhân hạt giống các loại cây trồng nông nghiệp nổi tiếng trong nước mang tên Đồng Tiền Vàng. Chính người con của vùng đất khô cằn này sau khi tốt nghiệp đại học cùng người bạn thân của mình đã quay về gầy dựng nên thương hiệu cho quê nhà…

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.