Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ Câu lạc bộ chăn nuôi bò thâm canh ở Cam Tuyền

Hiệu quả từ Câu lạc bộ chăn nuôi bò thâm canh ở Cam Tuyền
Ngày đăng: 11/07/2015

Điều đáng quan tâm là do chăn nuôi bò theo tập quán thả rông, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên người nuôi không quản lý được tổng đàn, không giám sát được chất lượng vật nuôi và do tác động của thời tiết nên vật nuôi dễ nhiễm dịch bệnh, bùng phát, lây lan ra tổng đàn, rất khó kiểm soát, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Trước tình hình đó, cuối năm 2012 nhóm tác giả Trường Đại học Nông Lâm Huế phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh, chính quyền xã Cam Tuyền cùng nông dân thôn Bắc Bình triển khai đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ: “Lựa chọn các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển chăn nuôi bò đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới ở vùng gò đồi Bắc Trung Bộ”. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp tổ chức Câu lạc bộ chăn nuôi bò thâm canh ở Cam Tuyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng cỏ cao sản, hỗ trợ 50% chi phí giống cỏ và máy cắt cỏ phục vụ chăn nuôi. Mô hình được thực hiện thí điểm ở thôn Bắc Bình và đang nhân rộng ra các thôn khác như An Thái, An Mỹ, Ba Thung, Đâu Bình…của xã Cam Tuyền.

Câu lạc bộ chăn nuôi bò thâm canh Cam Tuyền (tiếng Anh là Cam Tuyen Cattle Club, viết tắt là CCC) được thành lập vào tháng 11/2012. Đây là câu lạc bộ được thành lập trên cơ sở tự nguyện của những người chăn nuôi bò thâm canh tại xã Cam Tuyền. CCC là nơi chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ sản xuất giữa các hội viên; là đầu mối liên kết giữa các hội viên với các cấp chính quyền, các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong tỉnh và trong nước. Câu lạc bộ được thành lập nhằm phát triển nghề chăn nuôi bò của các hội viên và nhân dân trong xã Cam Tuyền theo hướng thâm canh, chuyên canh hàng hóa. Cụ thể, CCC sẽ thực hiện chuyển đất màu sang trồng cỏ nuôi bò, đổi mới phương thức chăn nuôi truyền thống theo hướng thâm canh, trồng cỏ nuôi bò nhốt, bổ sung thêm thức ăn tinh, chú trọng nâng cao chất lượng tổng đàn. Phấn đấu đưa tỷ lệ bò lai trên tổng đàn đến năm 2020 đạt 70%. Câu lạc bộ có trụ sở đặt tại xã Cam Tuyền, do ông Trần Viết Bỉnh làm chủ nhiệm.

Thực hiện mô hình chăn nuôi bò thâm canh, trong hơn 2 năm trở lại đây, người dân thôn Bắc Bình đã triển khai trồng cỏ cao sản tập trung trên cánh đồng lớn; cải tiến nuôi bò sinh sản và chuyển đổi nghề nuôi bò quảng canh sang vỗ béo thâm canh. Các giống cỏ cao sản được áp dụng chăn nuôi bò bao gồm sả TD58, Mulato II và giống cỏ TD06. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Trường Đại học Nông Lâm Huế thì đây là các giống cỏ có hàm lượng dinh dưỡng lớn và cho năng suất cao. Cỏ VA06 đạt 16,4 đến 31,1 tấn VCK/ha/năm, cỏ Mulato II đạt 15,7 đến 25,4 tấn VCK/ha/năm, tương đương với phẩm giống được trồng ở các địa phương khác trong nước. Trung bình một sào cỏ sẽ cung cấp đủ thức ăn cho 1 con bò nuôi nhốt, còn đối với bò nuôi thả có thêm thức ăn phụ gia (ngô, rơm, rau...) thì một sào cỏ sẽ đáp ứng được nhu cầu thức ăn cho 2 con bò.

Hiện nay ở thôn Bắc Bình đã có diện tích trồng cỏ cao sản tăng gần gấp 6 lần so với thời điểm khởi đầu (5,8 ha/1 ha ban đầu) tập trung chủ yếu ở vùng Rào Lấp, vùng ven sông Hiếu chảy qua địa phận thôn Bắc Bình. Số hộ tham gia mô hình tăng từ 21 hộ lên 54 hộ, số lượng bò tăng từ 112 con lên 160 con, trong đó số bò lai chiếm 75%. Chuồng trại được đầu tư xây bằng xi măng, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. Dựa vào mô hình trồng cỏ nuôi bò, nhiều hộ gia đình đã tăng số lượng bò lên rất nhiều lần. Một số hộ nuôi bò nhiều nhất ở thôn Bắc Bình đó là hộ các ông Trần Viết Bỉnh, Phạm Luận, Hồ Xuân Lỵ, Phạm Nhơn, Phạm Phúc…nuôi từ 6 đến 8 con và đang cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Ông Trần Viết Bỉnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chăn nuôi bò thâm canh Cam Tuyền cũng là một hộ nuôi bò ở thôn Bắc Bình cho biết: “ Việc triển khai thực hiện đề tài tại đây đã góp phần làm thay đổi căn bản quan niệm và thực hành của người dân nuôi bò. Họ tin vào khoa học, hợp tác sản xuất có lợi hơn so với làm ăn riêng lẻ như lúc trước. Hiện nay, mức thu nhập mà gia đình tôi có được từ nuôi bò thâm canh trung bình là 2 triệu đồng/1 con bò/1 tháng với mức vỗ béo đạt 30kg hơi/1con bò/1 tháng. Lợi tức thu được từ một sào đất của mô hình mới đạt bình quân 3,9 triệu đồng/sào/năm, tăng 4,5 lần so với trồng hoa màu truyền thống. Hơn nữa, việc ứng dụng mô hình chăn nuôi bò theo phương thức nuôi nhốt đem lại lợi ích rất nhiều so với chăn thả. Trước hết là tiết kiệm thời gian chăm sóc vì không phải chăn giữ; tăng lượng phân chuồng thu được để phục vụ trồng trọt; người dân dễ dàng hơn trong việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh và chất lượng bò cũng tăng lên rất nhiều so với chăn thả.”

Từ hiệu quả kinh tế đạt được, mô hình trồng cỏ nuôi bò đã nhanh chóng được triển khai trên nhiều địa bàn của huyện Cam Lộ ở các xã như Cam Thủy, Cam Thành, Cam Hiếu… Bên cạnh sự hỗ trợ, hướng dẫn của Trường Đại học Nông Lâm Huế thì người dân cũng đã có ý thức truyền đạt, phổ biến, giúp đỡ nhau trong kỹ thuật chăn nuôi và cây giống để trồng cỏ nuôi bò.

Hiệu quả từ mô hình trồng cỏ nuôi bò thâm canh đã thấy rõ nhưng người nuôi bò vẫn rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương để mô hình tồn tại, phát triển bền vững. Ông Trần Viết Bỉnh cho biết thêm: “Mặc dù hiện nay chất lượng bò nuôi theo lối trồng cỏ nuôi nhốt cho chất lượng cao nhưng đầu ra vẫn không ổn định do bị phụ thuộc vào các thương lái. Bò được bán ra đều qua tay thương lái chứ chưa có một cơ sở nào liên kết với người dân nuôi bò trong việc thu mua cả. Do đó người dân mong muốn các cấp, các ngành và chính quyền địa phương nghiên cứu tìm nơi tiêu thụ phù hợp, ổn định cho người dân, góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi và thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.”


Có thể bạn quan tâm

“Nuôi Cá Còm” Tạo Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Biên Giới “Nuôi Cá Còm” Tạo Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Biên Giới

Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.

30/10/2014
Thành Triệu - Châu Thành (Bến Tre) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Dê Đạt Hiệu Quả Cao Thành Triệu - Châu Thành (Bến Tre) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Dê Đạt Hiệu Quả Cao

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.

30/10/2014
Nông Dân Chợ Mới Nuôi Bò Theo Hướng Công Nghệ Cao Nông Dân Chợ Mới Nuôi Bò Theo Hướng Công Nghệ Cao

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

30/10/2014
Mô Hình Trồng Nấm Rơm Ngoài Trời Theo Hướng An Toàn Thân Thiện Với Môi Trường Ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) Mô Hình Trồng Nấm Rơm Ngoài Trời Theo Hướng An Toàn Thân Thiện Với Môi Trường Ở Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.

30/10/2014
Hiệu Quả Dự Án “Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím” Hiệu Quả Dự Án “Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím”

Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.

30/10/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.