Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa thu hoạch đặc sản cam Khe Mây

Mùa thu hoạch đặc sản cam Khe Mây
Publish date: Monday. October 12th, 2015

Dù chưa chính thức ghi danh, nhưng từ lâu, trên thị trường trong và ngoài tỉnh, cam Khe Mây đã khẳng định được thương hiệu bởi vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng, tép mọng nước.

Cam đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho người dân vùng Khe Mây (xã Hương Đô).

Năm nay, bà con càng phấn khởi bởi cam đã ra những lứa quả đều và đẹp.

Thời điểm này, ở Hương Đô, cam bắt đầu được tung ra thị trường những lứa đầu tiên và được phân loại để bán. Không chỉ các thương lái nhỏ lẻ mà các nhà buôn lớn từ TP Hà Tĩnh, Vinh, Hà Nội đều tìm về tận vườn để mua được cam chính gốc.

 

Cam Khe Mây, một đặc sản của Hà Tĩnh.

Anh Nguyễn Văn Đồng, chủ trang trại cam ở Khe Mây chia sẻ: “Năm nay, thời tiết nắng nóng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cam.

Với 300 gốc đang cho thu hoạch, gia đình tôi dự kiến năm nay thu hoạch 5-6 tấn.

Giá cam đầu mùa tăng so với năm ngoái từ 5.000-8.000 đồng/kg. Chúng tôi đang đặt nhiều hy vọng vào vụ này”.

Không chỉ gia đình anh Đồng mà gần 100 hộ trồng cam nơi đây cũng đang háo hức thu hoạch. Cam Khe Mây được trồng tập trung ở xóm 1, 2, 3 và 6 thuộc xã Hương Đô.

Mỗi năm, tổng sản lượng ước đạt gần 2.000 tấn. Riêng năm nay, con số đó có thể tăng lên đến 3.000 tấn.

Khe Mây có 2 loại cam chính là cam chanh và cam bù.

Cam chanh cho thu hoạch từ độ giữa tháng 8 - tháng 10 âm lịch; cam bù thu hoạch từ tháng 11 âm lịch - tháng giêng năm sau. Giá cũng chênh lệch tùy loại, dao động từ 20.000-45.000 đồng/kg với cam chanh và 30.000 - 80.0000 đồng/kg với cam bù.

Tuy nhiên, vào thời điểm tết, giá cam bù còn có thể tăng lên đến 100.000 đồng/kg.

Ông Biện Văn Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Đô cho biết:

Cùng với cơ cấu cây cam vào danh sách những cây trồng chủ lực, xã cũng đang tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để sớm xây dựng thương hiệu cho cây cam, nhằm nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường.

Đồng thời, tập trung mở rộng diện tích, phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt 200 ha, đến năm 2020 đạt 400 ha; vừa hỗ trợ, khuyến khích bà con thành lập HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn xã đã có 1 HTX, 5 tổ hợp tác và 1 doanh nghiệp…

Nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa, góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người sản xuất và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, từ năm 2014, Sở KH&CN đã phối hợp chính quyền địa phương và người dân triển khai thử nghiệm kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm cam Khe Mây.

Bà con Hương Đô phấn khởi, tin tưởng vào một vụ cam bội thu.

Thông qua Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh bưởi Phúc Trạch đã tiến hành ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Sản phẩm cam Khe Mây đạt tiêu chuẩn được phân loại, dán tem, nhãn và bày bán ở các gian hàng của hiệp hội và phân phối đi các tỉnh.

Thông qua mô hình liên kết thử nghiệm kênh tiêu thụ trên, sản phẩm cam Khe Mây đã bước đầu khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Để phát huy thành công của mô hình, năm 2015, sở tiếp tục đẩy mạnh triển khai quy mô liên kết tiêu thụ, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng các thủ tục đăng ký bảo hộ, phát triển giá trị tài sản trí tuệ cho sản phẩm trong thời gian tới.

Anh Trần Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng Quản lý công nghệ - Sở hữu trí tuệ (Sở KH&CN) cho biết

: Tuy chưa được bảo hộ nhưng để quảng bá thương hiệu sản phẩm, bảo vệ quyền, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng đối với sản phẩm cam Khe Mây chính gốc, Sở KH&CN đã tư vấn, hỗ trợ Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh bưởi Phúc Trạch in tem, nhãn, bao bì và thùng các-tông với dòng chữ “Cam Khe Mây”…

Dự kiến, trong năm tới, cam Khe Mây cũng sẽ “có tên, có tuổi” như bưởi Phúc Trạch.

Công lao chăm bón, vun trồng và những giọt mồ hôi của người nông dân đổ xuống đất Khe Mây sẽ gieo nên những mùa cam thơm ngọt.


Related news

Giá Dưa Hấu Rẻ Chưa Từng Có Giá Dưa Hấu Rẻ Chưa Từng Có

Hơn 1 tháng nay, ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… cũng như nhiều địa phương trong cả nước, dưa hấu giá rẻ chưa từng có chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, loại chất lượng hơn cũng chỉ giá 8.000 đồng, thậm chí bán tại ruộng chỉ 1000 đồng/kg.

Tuesday. May 28th, 2013
Khai Thác Hiệu Quả Mô Hình Cá Xen Lúa Ở Nghĩa Lộ (Yên Bái) Khai Thác Hiệu Quả Mô Hình Cá Xen Lúa Ở Nghĩa Lộ (Yên Bái)

Với địa hình bằng phẳng, có nguồn nước dồi dào từ Ngòi Thia, suối Nung, suối Nậm Tộc không những đã tạo cho thị xã Nghĩa Lộ điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp mà còn là tiềm năng, lợi thế để địa phương phát triển ngành chăn nuôi thủy sản, nhất là mô hình nuôi cá xen lúa.

Sunday. February 24th, 2013
Sản Xuất Cà Phê Chè An Toàn Ở Lạc Dương (Lâm Đồng) Sản Xuất Cà Phê Chè An Toàn Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vừa hoàn thành giai đoạn một về xây dựng mô hình điểm sản xuất cà phê catimor chè an toàn. Qua đó bước đầu đã đúc kết, chuyển giao nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác mới cho hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương.

Friday. March 1st, 2013
Làm Giàu Từ Nuôi Chình Làm Giàu Từ Nuôi Chình

Đó là ông Võ Tuấn Tú, hiện ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Quê ở xã Phước Hòa - Tuy Phước, là vùng cuối nguồn sông và ven đầm Thị Nại, ông gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản từ lâu trên đất quê mình, nên có khá nhiều kinh nghiệm trong nghề.

Wednesday. May 29th, 2013
Chăn Nuôi Đang Gặp Khó Chăn Nuôi Đang Gặp Khó

Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay, tình hình chăn nuôi trong cả nước đang gặp khó khăn về dịch bệnh và giá cả, dẫn tới tổng đàn gia súc, gia cầm giảm rõ rệt. Ở hầu hết các tỉnh, thành số lượng trâu bò đều giảm, hiện đàn trâu trên cả nước chỉ còn 2,59 triệu con (giảm 2,54%) và đàn bò có 5,14 triệu con (giảm 3,16%). Riêng đàn bò sữa vẫn phát triển với 174.700 con, tăng 10% so với cùng thời điểm năm 2012.

Wednesday. May 29th, 2013