Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam – Hà Lan Phát Triển Đối Tác Trong Nông Nghiệp

Việt Nam – Hà Lan Phát Triển Đối Tác Trong Nông Nghiệp
Ngày đăng: 10/02/2011

Từ ngày 18 – 24/1/2011, đoàn công tác của Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Hà Lan đã tìm hiểu thực tế tại Việt Nam.

Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc hợp tác giữa các Đối tác Nhà nước và tư nhân Việt Nam và Hà Lan trong nông nghiệp phát triển tích cực thời gian qua, nhất là trong các lĩnh vực thủy sản, ca cao và cà phê.

Nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản, trong giai đoạn 2011 – 2012, Hà Lan sẽ giúp để Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Ủy ban Thủy sản Trung và Tây Thái Bình Dương; đồng thời 2 bên nhất trí sẽ tìm nguồn vốn để thực hiện chương trình đào tạo về an toàn thực phẩm và luật pháp của Liên minh châu Âu cho các kiểm nghiệm viên và những nhà làm luật của Việt Nam.

Đối với dự án thí điểm “Xử lí bùn thải trong nuôi cá tra, basa” ở đồng bằng sông Cửu Long, phía Hà Lan đã cam kết đầu tư 300.000 Euro trong 3 năm (2010 – 2012) nhằm góp phần cải thiện sự bền vững của phương pháp nuôi cá tra, basa của nông dân Việt Nam.

Hợp tác theo hình thức Nhà nước và tư nhân còn thể hiện qua việc phía Hà Lan tham gia đề xuất “Chương trình phát triển ngành cà phê theo hướng sản xuất và kinh doanh bền vững ở Việt Nam đến năm 2020. Tổng kinh phí chương trình là 32 triệu Euro trong giai đoạn 2009 – 2012; trong đó dự kiến cộng đồng các nhà tài trợ đóng góp khoảng 47% kinh phí.

Từ ngày 18 – 24/1/2011, đoàn công tác của Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Hà Lan đã tìm hiểu thực tế tại Việt Nam để xây dựng Đề xuất dự án mới Hỗ trợ thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư về Phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam.

Ngoài ra, hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ (G2G) cũng được 2 bên rất quan tâm. Hà Lan đang nghiên cứu xây dựng Đề xuất cho 3 dự án là: Quy hoạch tổng thể hệ thống giết mổ, chế biến thịt ở Việt Nam; Thúc đẩy sản xuất khoai tây và công tác bảo hộ giống khoai tây ở Việt Nam ; Bảo vệ giống lợn nội chống các bệnh ngoại lai. Mỗi dự án trong chương trình hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ có vốn tài trợ khoảng150.000 Euro./.

Nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản, trong giai đoạn 2011 – 2012, Hà Lan sẽ giúp để Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Ủy ban Thủy sản Trung và Tây Thái Bình Dương; đồng thời 2 bên nhất trí sẽ tìm nguồn vốn để thực hiện chương trình đào tạo về an toàn thực phẩm và luật pháp của Liên minh châu Âu cho các kiểm nghiệm viên và những nhà làm luật của Việt Nam.

Đối với dự án thí điểm “Xử lí bùn thải trong nuôi cá tra, basa” ở đồng bằng sông Cửu Long, phía Hà Lan đã cam kết đầu tư 300.000 Euro trong 3 năm (2010 – 2012) nhằm góp phần cải thiện sự bền vững của phương pháp nuôi cá tra, basa của nông dân Việt Nam.

Hợp tác theo hình thức Nhà nước và tư nhân còn thể hiện qua việc phía Hà Lan tham gia đề xuất “Chương trình phát triển ngành cà phê theo hướng sản xuất và kinh doanh bền vững ở Việt Nam đến năm 2020. Tổng kinh phí chương trình là 32 triệu Euro trong giai đoạn 2009 – 2012; trong đó dự kiến cộng đồng các nhà tài trợ đóng góp khoảng 47% kinh phí.

Từ ngày 18 – 24/1/2011, đoàn công tác của Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Hà Lan đã tìm hiểu thực tế tại Việt Nam để xây dựng Đề xuất dự án mới Hỗ trợ thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư về Phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam.

Ngoài ra, hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ (G2G) cũng được 2 bên rất quan tâm. Hà Lan đang nghiên cứu xây dựng Đề xuất cho 3 dự án là: Quy hoạch tổng thể hệ thống giết mổ, chế biến thịt ở Việt Nam; Thúc đẩy sản xuất khoai tây và công tác bảo hộ giống khoai tây ở Việt Nam ; Bảo vệ giống lợn nội chống các bệnh ngoại lai. Mỗi dự án trong chương trình hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ có vốn tài trợ khoảng150.000 Euro./.


Có thể bạn quan tâm

Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú

Cảnh báo của các nhà khoa học, doanh nghiệp về mối nguy hại của con tôm thẻ chân trắng (TTCT), cũng như lợi thế của con tôm sú, đã chứng minh vai trò, tầm quan trọng của con tôm sú đối với sự phát triển của nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra là Bạc Liêu làm gì để phát huy thế mạnh này và giúp con tôm sú không ngừng nâng cao giá trị.

09/09/2013
Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm

Từ nguồn vốn Chương trình 30a, cơ quan chức năng đã chọn hộ ông Lê Xuân Dũng (ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) để hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm.

30/07/2013
Trồng Ớt Giảm Nghèo Bền Vững Trồng Ớt Giảm Nghèo Bền Vững

Ớt là loài cây gia vị được nông dân trồng rộng rải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đối với nhiều người nếu bữa ăn thiếu ớt sẽ thiếu sự ngon miệng. Theo các nhà khoa học, nếu sử dụng liều lượng vừa phải, ớt giúp tiêu hoá tốt, bổ sung vitamin có lợi cho cơ thể. Hàng ngàn hộ nông dân Ninh Thuận trồng ớt góp phần giảm nghèo bền vững.

30/07/2013
Lợi Ích Kép Từ Nuôi Cá - Lúa Vụ 3 Lợi Ích Kép Từ Nuôi Cá - Lúa Vụ 3

Phong trào nuôi cá lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua đạt kết quả rất khả quan. Ngoài hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống cho người nông dân, còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giảm chi phí cải tạo đất, phân bón cho vụ Đông Xuân tiếp theo. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có.

10/09/2013
Mô Hình “Cho Cá Bỗng Sinh Sản Tại Nhà Các Hộ Dân” Mô Hình “Cho Cá Bỗng Sinh Sản Tại Nhà Các Hộ Dân”

Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng

19/05/2013