Mua thông tin về chất cấm với giá 5 triệu đồng

Trong cuộc họp báo về quản lý an toàn thực phẩm sáng 24.11 do Sở NNPTNT, Sở Y tế và Sở Công Thương TP.HCM chủ trì, ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, so với năm 2014, năm nay đã giảm 344 trường hợp vi phạm về thức ăn chăn nuôi.
Cả năm 2014, ngành chức năng phát hiện khoảng 3.000 trường hợp vi phạm, xử phạt số tiền 5,8 tỷ đồng.
Việc giảm về số trường hợp vi phạm, theo ông Thảo do các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã có ý thức chấp hành tốt trong công tác quản lý, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Nhiều cơ sở, cá nhân có nhiều biến tướng đã tinh vi, né tránh các đợt kiểm tra, cho gia súc ăn chất cấm nhiều.
Đại diện Sở NNPTNT TP.HCM cho biết đã công bố 127 các cơ sở, công ty kinh doanh, sản xuất rau, quả, thịt, gia cầm, thủy sản đảm bảo an toàn, sạch trên địa bàn TP.HCM lên các cổng thông tin để người dân tham khảo.
Ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho hay: riêng tháng 11.2015, tiến hành lấy 119 mẫu kiểm tra đều không phát hiện chất cấm.
Ông Trung cho biết thêm, với những kết quả kiểm tra gần đây cho thấy, tình hình sử dụng chất cấm đã có dấu hiệu giảm bớt, các hành vi vi phạm ít đi.
Tuy vậy, ngành chăn nuôi TP.HCM vẫn tiếp tục tuyên chiến với việc mua bán, sử dụng chất cấm.
Lãnh đạo Sở NNPTNT TP.HCM thông báo sẽ mua thông tin từ tất cả các cá nhân biết về hành vi sử dụng, mua bán chất cấm.
Mỗi thông tin được trả cao nhất 5 triệu đồng.
11 tháng đầu năm 2015, sở đã mua 67 thông tin với giá 77 triệu đồng.
Related news

Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Những tháng gần đây, hàng trăm “thợ săn” từ các tỉnh phía Nam đổ về tỉnh Thừa Thiên- Huế tìm bắt loài địa sâm (dân địa phương gọi là giun biển) để cung cấp cho thương lái bán sang Trung Quốc. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50 ngàn đ. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg.

Bà Thức cho biết, vì trồng thử nên bà không quan tâm lắm đến việc phòng trị bệnh cho ớt, nhưng tính toán lại, tổng cộng diện tích bờ ruộng khoảng 2 công, cả vụ ít nhất cũng thu hoạch được 200kg ớt/công, hiện giá bán là 20.000 đồng/kg, bà sẽ thu về hơn 10 triệu đồng. Bà Thức chia sẻ “Hôm vừa rồi trồng mùa thuận thì thấy trái dữ lắm, giá 15 ngàn/kg trở lên thì thấy có ăn”.

Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.

Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.