Mua mía nguyên liệu giá cao hơn vụ trước

Vụ mía đường năm nay, công ty sẽ mua mía cao hơn năm trước khoảng 140 ngàn đồng/tấn.
Cụ thể, mía mua tại bàn cân nhà máy loại 10 chữ đường là 1.050.000 đồng/tấn và 950 ngàn đồng/tấn loại 10 chữ đường tại ruộng.
Với những loại mía không đủ 10 chữ đường thì cứ kém 1 chữ đường sẽ trừ 95 ngàn đồng/tấn.
Vừa qua, Công ty cổ phần mía đường La Ngà mới đầu tư 30 tỷ đồng để nâng công suất ép mía lên 2.500 tấn/ngày.
Tuy nhiên, do 2 năm liền giá mía hạ sâu nên diện tích vùng nguyên liệu giảm mạnh, lượng mía ép trong vụ dự tính chỉ đạt 190 ngàn tấn, thấp hơn vụ trước khoảng 35 ngàn tấn.
Có thể bạn quan tâm

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc.

Dự án “Ngọt hóa Gò Công” giúp cho xã Gia Thuận phát triển các loại cây trồng mà nhiều mô hình chăn nuôi cũng được mở ra, từng bước đưa đời sống bà con nhân dân nơi đây đi vào ổn định.

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) hiện có hơn 30 hộ dân chuyên làm công việc mua trâu, bò gầy về nuôi vỗ béo, sau đó họ bán ra thị trường và hưởng mức lãi suất 5 - 20 triệu đồng/con. Đó không đơn thuần là chăn nuôi mà điều quan trọng hơn là tư duy về sản xuất hàng hóa của bà con các dân tộc vùng cao Si Ma Cai đã hình thành và ngày càng tiến bộ.

Thời gian thực hiện từ vụ lúa Đông Xuân 2013- 2014 và vụ Hè Thu 2014, tại một số xã đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trước đó như Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn, Trung Hiếu (Vĩnh Long) với diện tích 682ha.